Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cô gái có khuôn mặt 'không thể cười'

Phần miệng luôn trong trạng thái xệ xuống khiến gương mặt Tayla Clement trở nên khác thường. Cô từng đi phẫu thuật để chữa trị nhưng thất bại, khiến mặt bị sưng tấy thêm.

Tayla Clement (24 tuổi, New Zealand) mắc hội chứng Moebius hiếm gặp từ khi sinh ra, ảnh hưởng đến các cơ trên khuôn mặt, khiến cô không thể đảo mắt sang trái, phải, nhướng mày hay cử động môi, theo New York Post.

Điều này khiến cấu tạo môi của Tayla trễ xuống và không thể cười như người bình thường.

“Mọi chuyện không dễ dàng. Nhiều năm liền, tôi chán ghét vẻ ngoài của mình. Tôi ước có một nụ cười bình thường, rồi ước mình chưa từng sinh ra. Nhưng bằng cách nào đó, tôi vẫn ở đây”, cô nói.

Co gai co khuon mat 'khong the cuoi' anh 1

Hội chứng hiếm gặp khiến Tayla Clement có gương mặt khác lạ, với đôi môi không thể cong lên cười như người bình thường.

Hội chứng Moebius chưa có cách chữa trị dứt điểm song có thể cải thiện các triệu chứng. Năm 12 tuổi, Tayla trải qua cuộc phẫu thuật lớn, nơi bác sĩ cấy mô mềm từ đùi vào mặt để cố khôi phục lại nụ cười cho cô.

Tuy nhiên, cuộc phẫu thuật thất bại. Hậu quả để lại là gương mặt Tayla càng sưng tấy và bầm tím.

Do gương mặt khác lạ, cô gái trở thành đối tượng bị bạn bè bắt nạt khi đến trường. Cô bị hét vào mặt, cười nhạo và ném đồ bẩn vào người. Bạn học bỏ chạy khi thấy cô đến gần.

Theo Tayla, giáo viên cũng phân biệt đối xử với cô. “Tôi là người duy nhất trong lớp giơ tay xin phát biểu nhưng vị giáo viên ngó lơ”, cô kể lại.

Vì không muốn thêm gánh nặng cho cha mẹ, Tayla chọn cách im lặng, không nói ra chuyện này.

Co gai co khuon mat 'khong the cuoi' anh 2

Từng tham gia đội tuyển bơi lội cho người khuyết tật song Tayla phải dừng lại vì sức khỏe tinh thần không ổn định.

Cảm giác bị cô lập và tự ti ngoại hình, cô gái rơi vào trầm cảm nặng. Tính đến khi tốt nghiệp cấp 3, cô từng có ý định tự tử 6 lần.

Có mẹ là cựu VĐV bơi lội, Tayla có thời gian theo học bộ môn này để thấy mình giống người bình thường.

Song, môn thể thao này không giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của cô gái. Khoảng cuối năm 2016, sau khi bỏ lỡ vòng loại Paralympic Rio 2016, Tayla chọn rời khỏi đường đua xanh vì thấy kiệt sức.

Bước ngoặt xảy đến khi Tayla chuyển sang tập gym và đi bộ hàng ngày. Một thời gian sau, Tayla đăng ký thăm gia giải điền kinh dành cho VĐV khuyết tật ở New Zealand.

Thành công dần tìm đến cô gái khi năm 2018, Tayla vô địch cuộc thi điền kinh ở thành phố Melbourne, bang Victoria (Australia).

Một năm sau đó, cô lập kỷ lục mới tại giải điền kinh vô địch quốc gia New Zealand.

Tên tuổi của Tayla được biết đến nhiều hơn với hình ảnh nữ VĐV vượt qua nghịch cảnh. Truyền thông nước nhà dành lời động viên đến cô và Tayla nhận được nhiều lời tán dương từ công chúng nhờ thành tích tốt.

Cô gái dần lấy lại sự lạc quan và tự tin vào bản thân. Từ đó, nữ VĐV bắt đầu có các buổi nói chuyện với công chúng để cổ vũ cho những người bị dị tật trên khuôn mặt.

"Tôi từng chán nản khi ca phẫu thuật không thành công nhưng nghĩ lại, đó có lẽ là một may mắn. Chuyện đó từng khiến tôi tuyệt vọng nhưng cũng buộc tôi phải đứng dậy, cố gắng và thành công. Giờ, tôi thấy tuyệt vời khi trở thành nguồn cảm hứng cho người khác", Tayla chia sẻ.

Anh cấm việc chụp hình phụ nữ cho con bú ở nơi công cộng

Hành vi ghi hình, quay video lại cảnh mẹ cho con bú ngoài nơi công cộng mà không có sự cho phép bị coi là vi phạm pháp luật tại Anh và xứ Wales, theo BBC.

Hiền Thy

Ảnh: Jam Press.

Bạn có thể quan tâm