![]() |
Mây xuất hiện trên hàng đầu, theo dõi trọn vẹn buổi tổng duyệt. Ảnh: Phan Nhật. |
Từ 0h ngày 27/4, Maysaa Phanthabouasy (biệt danh tại Việt Nam là Mây, sinh năm 2001) đã có mặt tại quận 1 (TP.HCM), để chờ xem buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước lúc 7h.
Cô gái 24 tuổi đến từ Lào, hiện sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Chia sẻ với Tri Thức - Znews, Mây cho biết bay từ Hà Nội vào TP.HCM dịp này để đón đại lễ 30/4, đồng thời gặp gỡ các chiến sĩ đồng hương cũng tham gia chương trình.
“Tôi đã gặp các chiến sĩ Lào sang đây diễu binh. Khi tôi hỏi có muốn lấy vợ Việt Nam không, các anh trả lời là: ‘Có, con gái Việt Nam đẹp lắm!’”, Mây kể lại.
Nhờ có mặt từ sớm, cô gái Lào xuất hiện trên hàng đầu, có cơ hội tiếp xúc gần, tương tác với các chiến sĩ diễu binh. Mây diện trang phục truyền thống Lào, cầm cờ quốc gia mình và cờ giải phóng Việt Nam, giữ nụ cười rạng rỡ trên môi dù đã chờ đợi trong thời gian dài dưới trời nắng.
Muốn lấy chồng Việt, gắn bó với dải đất hình chữ S
Trong cuộc trao đổi với Tri Thức - Znews, Mây cho biết đang theo học chương trình thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội).
Chia sẻ về lý do lựa chọn Việt Nam để du học, cô cho biết khoảng cách giữa hai quốc gia tương đối gần, thuận tiện di chuyển. Ngoài ra, mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, thân thiết của hai đất nước cũng giúp cô đưa ra sự lựa chọn này.
![]() |
Mây có mặt từ sớm để theo dõi buổi tổng duyệt mừng đại lễ 30/4. Ảnh: FBNV. |
Trong thời gian học thạc sĩ, Mây trải nghiệm nhiều nét đặc trưng về văn hoá Việt Nam, bao gồm ngôn ngữ, phong tục tập quán và ẩm thực. Ban đầu, cô gặp khó khăn vì rào cản ngôn ngữ, cho biết việc học tiếng Việt không đơn giản.
Ngoài ra, đồ ăn không hợp khẩu vị cũng là vấn đề của Mây trong thời gian đầu sống tại Hà Nội. Cô cho biết các món ăn tại Lào rất cay, tạo ra điểm khác biệt lớn trong nền ẩm thực của hai đất nước.
“Tuy nhiên, tôi nhanh chóng thích nghi và tăng cân sau đó”, Mây hóm hỉnh chia sẻ.
Về ngôn ngữ, cô tích cực kết bạn với người Việt, sử dụng tiếng Việt nhiều hơn trong giao tiếp hàng ngày, từ đó cải thiện trình độ của bản thân.
Còn về phong tục, Mây tham gia nhiều dịp đặc biệt như đám cưới, Tết Nguyên đán hay lễ hội tại đây. Đối với cô gái trẻ, những trải nghiệm này đều vui, ý nghĩa và đáng nhớ.
Theo kế hoạch, Mây muốn ở lại Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ. Đặc biệt, cô muốn kết hôn với người Việt, định cư lâu dài tại đây.
Dạy bạn bè Việt nói tiếng Lào
Trước đại lễ 30/4, du học sinh đến từ Lào đã có cơ hội tham dự lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Cô cho biết đó là lần đầu xem diễu binh trực tiếp, cảm thấy đặc biệt ấn tượng, mãn nhãn với chương trình.
“Tôi không thể quên sự hỗ trợ nhiệt tình của các cô chú, anh chị tại Điện Biên. Họ đối xử với tôi ấm áp như con cháu trong nhà. Tôi cứ giới thiệu là người Lào, mọi người lại sẵn sàng giúp đỡ. Các chiến sĩ công an, quân đội cũng rất thân thiện, đáng yêu”, Mây nhớ lại.
![]() |
Mây chụp hình kỷ niệm với các chiến sĩ đồng hương, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào. |
Khi biết thông tin về chương trình Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Mây lập tức đặt vé máy bay vào TP.HCM chung vui. Cô ở nhờ nhà một người bạn gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trong thời gian này.
Mây đã chiêm ngưỡng buổi tổng hợp luyện ngày 25/4 và buổi tổng duyệt ngày 27/4. Cô mong muốn tận mắt chứng kiến cả chiến sĩ Việt Nam và Lào diễu hành trên phố Lê Lợi (quận 1). Vì chờ đợi giây phút này từ lâu, Mây đặc biệt xúc động khi nhìn thấy các chiến sĩ xuất hiện.
Theo cô gái, các chiến sĩ Lào diễu hành tương đối thoải mái, như tại chính quê hương mình. Điều này xuất phát từ tình hữu nghị Việt - Lào tốt đẹp trong nhiều năm qua, khiến du học sinh như Mây cảm thấy đặc biệt hạnh phúc.
Không chỉ gặp gỡ, trò chuyện với các chiến sĩ đồng hương, cô còn dạy bạn bè Việt Nam nói tiếng Lào để tương tác với các anh. “Lào hắc Việt Nam” và “Việt Nam hắc Lào” (đã phiên âm, có nghĩa “Lào yêu Việt Nam” và “Việt Nam yêu Lào”) là những câu nói được Mây dạy cho nhiều bạn bè người Việt nhất.
Ngoài ra, cô gái cũng dành lời khen cho trang phục, thần thái của các chiến sĩ diễu binh Việt Nam. Bên cạnh nam giới, các nữ chiến sĩ cũng khiến Mây ấn tượng bởi vẻ ngoài nổi bật.
“Các chị rất xinh. Bộ đội Lào chia sẻ với tôi rằng rất thích vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam”, du học sinh 24 tuổi nói.
Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước
Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.