Nhiều kỹ thuật viên tự mở spa mà không có giấy phép hành nghề. |
"Có lẽ tôi không nên ở trong ngành này", đó là nội dung tin nhắn mà kỹ thuật viên của một thẩm mỹ viện trực tuyến đã gửi cho Sarah (17 tuổi, sống tại Queensland, Australia).
Sau khi làm đẹp ở đây, Sarah bị trầy xước giác mạc, tầm nhìn mờ, rụng nhiều lông mi tự nhiên, một số sợi mi còn được tìm thấy trong hốc mắt. Cô cho biết nhân viên này đã làm hỏng phần nối và khiến đôi mắt của cô dính liền với nhau.
Sau nhiều lần đến bệnh viện và hẹn gặp bác sĩ nhãn khoa, cô gái được thông báo rằng có thể phải đối mặt với tổn thương thị lực vĩnh viễn.
Câu chuyện của Sarah là lời cảnh báo về sự nguy hiểm của ngành kinh doanh chăm sóc sắc đẹp thiếu kiểm soát.
Giống như nhiều thanh niên khác ở xứ sở chuột túi, Sarah thích nối mi. Khi tham khảo vài chỗ trên mạng, cô chọn một tài khoản Instagram đăng nhiều bức ảnh của khách hàng với hàng mi được chuốt hoàn hảo.
Đôi mắt của Sarah đỏ ngầu, sưng tấy sau cuộc hẹn nối mi. Ảnh: Kidspot. |
“Tôi thấy họ có vẻ chuyên nghiệp nên đã đăng ký cho tôi với em gái”, Sarah nói với Kidspot.
Một lúc sau, kỹ thuật viên, người chỉ hơn Sarah 2 tuổi, đến nhà của họ và bắt đầu làm việc. Khoảng nửa tiếng sau khi hoàn thành các thủ thuật, cô gái vẫn không mở được mắt và cảm thấy đau rát trong lúc cố tách 2 hàng mi.
“Tôi nhận ra một vài dấu hiệu nguy hiểm trong quá trình thực hiện. Đầu tiên, kỹ thuật viên không hỏi trước khách hàng muốn chọn kiểu nào. Tôi phải lên tiếng yêu cầu nối mi 5D, một cách nối gắn 5 sợi giả trên một sợi thật. Nhưng điều không ổn nhất là khi mắt tôi bắt đầu bỏng rát”, Sarah nhớ lại.
Khi mí mắt thật sự bị dính lại và cảm giác đau nhói trở nên rõ ràng hơn, nhân viên này chỉ nói “Xin lỗi” và không đưa ra hướng giải quyết.
“Thật tồi tệ, đặc biệt là khi tôi nghĩ rằng con bé đã tìm được một chuyên gia tốt”, bà Jo, mẹ của Sarah, đau lòng nói.
Vài ngày sau, đôi mắt của nữ sinh 17 tuổi vẫn bị sưng tấy, đỏ ngầu, tầm nhìn mờ đục và có mủ vàng chảy ra từ một bên.
Tình trạng kích ứng và viêm nhiễm khiến cô phải nhập viện 3 lần. Các bác sĩ tiến hành gắp nhiều sợi thừa khỏi hốc mắt và đề nghị cắt hết lông mi, kể cả mi tự nhiên.
Rất may, một chuyên gia làm đẹp sau đó đã liên hệ với bà Jo để giúp đỡ Sarah tháo hết các sợi mi nối.
Tuy nhiên, keo vẫn bị đọng lại và không thể loại bỏ bằng chất hòa tan chuyên dụng.
Điều này khiến hai mẹ con nghi ngờ kỹ thuật viên kia có thể đã sử dụng sản phẩm kém chất lượng trong quá trình thực hiện.
Phần keo còn sót vẫn khiến mắt cô rất đau, vì vậy Sarah đã đến gặp bác sĩ nhãn khoa và các chuyên gia về mắt để được tư vấn thêm.
Ngành công nghiệp làm đẹp đang nở rộ ở Australia một cách thiếu sự quản lý chặt chẽ. Ảnh: Sugarlash Pro. |
“Tôi được chẩn đoán là bị trầy xước giác mạc. Hiện tôi đang điều trị mắt 3 lần một ngày và dùng 2 loại thuốc khác nhau”, Sarah nói thêm.
Ngoài bỏ lỡ việc học ở trường, cô gái cũng không được phép ra ngoài nắng trong thời gian gần.
Năm cuối cấp sắp đến khiến Sarah lo lắng về chấn thương sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Sarah đã nhắn tin với kỹ thuật viên để yêu cầu chi trả các chi phí y tế, hoàn lại tiền và xác nhận nơi này hoạt động có bảo hiểm kinh doanh hay không. Tuy nhiên, người này đã không trả lời và gỡ trang Instagram của mình xuống.
Cuối cùng, Sarah chỉ nhận được 90 USD bồi thường sau nhiều lần thương lượng.
Trải nghiệm của Sarah không hiếm gặp khi ngày càng có nhiều người báo cáo các sự cố liên quan đến ngành công nghiệp làm đẹp không được kiểm soát, mở ra nhan nhản trên Instagram.
Theo The Gold Coast Bulletin, dịch vụ tân trang ngoại hình đang trong thời kỳ bùng nổ, với nhiều kỹ thuật viên tận dụng mạng xã hội để tự kinh doanh.
Nhưng tay nghề của họ có được đảm bảo hay không vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Hiện không có yêu cầu đào tạo nào ở Australia để những người này được phép hoạt động.
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.