Cô gái 24 tuổi (phải) bị họ hàng giục kết hôn, ổn định ở quê. Ảnh: Weibo. |
Ngày 24/1, đoạn video ghi lại cảnh cô gái 24 tuổi ở thành phố Căn Hà, khu tự trị Nội Mông trò chuyện với mẹ và những người họ hàng lớn tuổi được chia sẻ lên mạng xã hội Trung Quốc.
Trong clip nhận được hơn 2 triệu lượt xem, có thể nghe thấy tiếng một người phụ nữ lớn tuổi cao giọng khi nói chuyện với cô gái, theo South China Morning Post.
"Tốt nhất là cháu nên ở lại đây và tham gia kỳ thi công chức. Tại sao cháu muốn rời đi? Cháu nên ở nhà. Làm công chức và kết hôn ở quê là chuyện bình thường mà".
Vừa cắn hạt dưa, cô gái vừa trả lời: "Cháu thà nằm trong quan tài còn thấy yên bình hơn. Treo thêm bức ảnh thờ trên tường nữa cho an tâm".
Một người họ hàng khác bắt đầu thúc giục cô gái tìm người để kết hôn và sinh con.
"Tại sao cháu nên kết hôn và phục vụ người khác?", cô gái đáp.
Sau đó, cô giơ đôi bàn tay được làm nail cẩn thận ra trước camera và nói: “Cháu có bộ móng đắt tiền như vậy. Tại sao cháu lại muốn nấu ăn và rửa bát cho người khác chứ".
Về điều này, người họ hàng nói: “Kết hôn và sinh con là đức tính truyền thống của phụ nữ Trung Quốc”.
Cuối cùng, mẹ cô gái cố gắng hòa giải: “Bây giờ là thời đại mới rồi, chúng ta không nên can thiệp vào suy nghĩ của con cái".
Bị thúc giục lập gia đình là nỗi đau đầu của nhiều người trẻ Trung Quốc khi về thăm nhà. Ảnh minh họa: Shutterstock. |
Khi được Xin Videos đăng tải trên tài khoản Weibo, đoạn video nhanh chóng thu hút lượng lớn tương tác.
"Tôi vừa buồn cười vừa tức khi người đàn ông nói rằng phụ nữ lấy chồng là một đức tính truyền thống. Ông ấy nói vậy là sao? Thật là một lối suy nghĩ lỗi thời", một bình luận viết.
Một người khác bày tỏ: "Cô ấy mới 24 tuổi và đang bị thúc giục kết hôn. Tôi 30 tuổi mà vẫn độc thân đây này".
Một người nhận xét: “Thật tốt khi người mẹ biết cách đứng ra bảo vệ con gái mình”.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay là kỳ nghỉ đầu tiên Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19. Do đó, nhiều thanh niên làm việc ở các thành phố lớn đã trở về quê và phải đối mặt với áp lực kết hôn đến từ cha mẹ và họ hàng.
Mạng xã hội xứ tỷ dân cũng từng lan truyền clip một cô gái ở tỉnh An Huy tranh cãi trên bàn ăn tối với người thân khi bị thúc ép đi lấy chồng. Clip thu hút hơn 3 triệu lượt xem.
Sau đại dịch, nhiều khách hàng chán ngấy thời gian phải giải trí trên màn hình và tìm đến mua sách ở cửa hàng theo cách truyền thống. Với cửa hàng mới, không gian sẽ được phân chia, có khu vực đọc sách và nơi bán nước giải khát, cà phê. Riêng tại Mỹ, trong năm qua, hơn 300 hiệu sách độc lập mới mọc lên khắp cả nước, trong một sự hồi sinh đáng ngạc nhiên và đáng hoan nghênh sau thời kỳ đầu suy thoái do đại dịch.