Cơ quan quản lý thị trường tiêu hủy hàng giả ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc. Ảnh: The Guardian. |
Trận cãi vã giữa một người phụ nữ Hong Kong và bạn trai của cô ấy về những chiếc túi xách hàng hiệu giả đã gây tranh cãi trên mạng xã hội, theo SCMP.
Cuối tháng 3, bài đăng xuất hiện trên mạng xã hội ẩn danh DiscussHK của thành phố Hong Kong (Trung Quốc) và nhanh chóng lan truyền. Chủ nhân bài đăng cho biết bạn trai đã mua tặng cho cô những chiếc túi xách hàng hiệu giả.
“Tôi tưởng đó là hàng thật, và giờ anh ta đang đổ lỗi cho tôi”, cô chia sẻ.
Cô gái tức giận khi phát hiện tất cả túi xách hàng hiệu bạn trai tặng là hàng giả. Ảnh minh họa: Reuters. |
Từ trước đến nay, người phụ nữ nghĩ rằng bạn trai đối xử rất tốt với mình vì anh liên tục mua tặng cho cô túi xách xa xỉ. Số lượng quà tặng nhiều đến nỗi nhà cô “không còn chỗ chứa”.
Do quá nhiều túi, người phụ nữ quyết định bán bớt một vài chiếc. Lúc này, cô mới phát hiện ra tất cả chúng đều là hàng nhái. Cô liền nổi trận lôi đình và đối chất với người yêu. Thế nhưng, bạn trai liền phản bác, hỏi vì sao lại bán những món quà mà anh tặng cho cô.
“May là tôi đem túi ra bán, nếu không tôi chẳng biết được bạn trai tặng hàng giả. Tôi rất vui khi anh ấy mua cho mình những món đồ xa xỉ, nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ chuyện lại thành ra như thế này”, cô gái đau khổ chia sẻ.
Một lúc sau, cô đăng thêm bình luận bên dưới bài viết: “Thà rằng anh ấy tặng tôi thứ gì rẻ tiền còn hơn là mua đồ nhái, đồ giả”.
Bài đăng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng việc chàng trai tặng người yêu túi xách hàng hiệu giả là không thể chấp nhận được.
“Túi mà còn giả thì chắc tình yêu của người đàn ông này cũng vậy”, trích một bình luận.
Thị trường hàng xa xỉ tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc. |
Một số khác cho rằng đây là lỗi từ cả hai phía. "Hồi người yêu tặng túi xách xa xỉ, bạn vui đến thế. Nhưng giờ bạn tức giận vì biết chúng là đồ giả tiền. Điều này cho thấy mối quan hệ tình cảm chỉ dựa trên vật chất thôi”, một người bình luận.
Người Trung Quốc thường được biết đến với thói quen chi tiêu mạnh tay cho hàng hiệu xa xỉ. Bất chấp sự gián đoạn của đại dịch Covid-19 và suy giảm tâm lý người tiêu dùng, các nhà phân tích ở Bain, Oliver Wyman và công ty tư vấn Yaok Institute vẫn tin rằng Trung Quốc đang trên con đường trở thành thị trường hàng xa xỉ lớn nhất thế giới.
Năm 2021, doanh số bán hàng xa xỉ trong nước của Trung Quốc chiếm 21% so với toàn cầu, theo Bain. Jacques Penhirin, một đối tác tại văn phòng Trung Quốc của Oliver Wyman, nói rằng Trung Quốc có thể chiếm tới 40% thị trường hàng hiệu trên thế giới.
Theo ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, hoạt động bán hàng cao cấp qua các kênh online có tiềm năng tăng thêm 50 tỷ USD cho thị trường xa xỉ. Thế nhưng, sự ảnh hưởng của kênh này vẫn còn hạn chế so với thói quen mua sắm truyền thống.
“Trên toàn cầu, chúng ta sẽ chứng kiến xu hướng áp dụng metaverse trong 3-5 năm tới. Ở Trung Quốc, tôi nghĩ cần mở rộng quy mô hơn một chút, có thể trong 5 năm nữa. Dự đoán của tôi là vào năm 2030”, Steven Zhong, đối tác hàng đầu trong lĩnh vực xa xỉ tại PwC Trung Quốc, nói với SCMP.
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con
Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức.