Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Có gì trong món tiết canh mà nhiều người khoái khẩu?

Với tâm lý có người nhập viện sau ăn tiết canh chủ yếu do nhiễm liên cầu lợn nên nhiều người thích món tiết canh rủ nhau chuyển sang ăn tiết canh dê cho 'lành'.

Tiết canh là tên gọi chung của món tiết sống của các loại gia súc. Ảnh: V.P.

Tiết canh là tên gọi chung của món tiết sống của các loại gia súc (như lợn, ngựa, dê…) hoặc gia cầm (vịt, ngan, ngỗng…). Sau khi cắt tiết con vật cho chảy vào bát nước đã pha mắm, muối cho khỏi đông và sau đó pha loãng, trộn đều với các phần sụn, thịt nạc băm nhỏ để đông lại và ăn sống.

Cách pha chế tiết canh

Nguyên liệu làm món tiết canh dê chủ yếu là máu dê sống; thịt đầu dê hoặc tai dê, họng lợn hoặc sụn lợn. Một số nơi còn pha thêm tiết lợn do lượng tiết dê cắt được ít.

Thịt dê và họng lợn luộc chín băm nhỏ hoặc băm nhỏ xào chín dùng để làm nhân, cho vào bát và khuấy đều cùng với hỗn hợp tiết sống và nước đến khi đông lại.

Ăn tiết canh dê có nguy cơ nhiễm bệnh không?

Do các trường hợp không qua khỏi sau ăn tiết canh từ trước đến nay chủ yếu do nhiễm liên cầu lợn nên nhiều người rủ nhau chuyển sang ăn tiết canh dê cho "lành". Vậy ăn tiết canh dê có thực sự an toàn không?

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tất cả loại tiết canh dù là dê, vịt… thực chất là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm.

Trên thực tế, trong cơ thể tất cả loại gia súc, gia cầm như: trâu, bò, ngựa, lợn, dê hay gà, vịt, ngan, ngỗng... đều có thể mang nhiều mầm bệnh gây bệnh cho con người khi ăn phải.

Bởi máu động vật sống dù có trộn với một số nguyên liệu chín thì bản chất của món tiết canh vẫn là ăn sống. Tiết canh dê, lợn hay vịt đều nguy hiểm khi chúng ta ăn phải tiết của động vật đang mắc bệnh hoặc đang ủ bệnh. Trong máu của những loài động vật này chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

Cụ thể, nếu ăn tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì người ăn có nguy cơ mắc liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có nguy cơ nguy hiểm tính mạng. Ăn tiết canh vịt, ngan cũng khiến người ăn mắc các bệnh về tụ cầu, nhất là các dịch bệnh cúm A/H5N1, A/H6N1…

an tiet canh de anh 1

Tiết canh dê có thể mang mầm bệnh.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia tiêu hóa, nếu may mắn không bị bệnh nặng do nhiễm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng trong tiết canh thì nguy cơ phổ biến khác là rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy cấp...

Rối loạn tiêu hóa ngoài nguyên nhân là nhiễm khuẩn như tả, lỵ, E.Coli, do ngoại độc tố của tụ cầu vàng, thì còn có thể do nhiễm các chất độc, chất phụ gia hoặc dị ứng với các thành phần có trong bát tiết canh.

Mặc dù phần lớn các trường hợp rối loạn tiêu hóa là nhẹ và trung bình, cũng có khi gây nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân do tiêu chảy quá nhiều gây mất nước, mất điện giải, sốc giảm thể tích, sốc nhiễm khuẩn...

Thậm chí có trường hợp ăn tiết canh dê phải nhập viện cấp cứu do bị viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn. Theo các bác sĩ, nguyên nhân có thể do khi chế biến tiết canh dê, vì lượng tiết canh dê khá ít nên nhiều nơi thường được pha trộn với tiết canh lợn, họng lợn, sụn và thịt lợn để chế biến nhân. Vi khuẩn liên cầu thường cư trú ở đường hô hấp trên, ở đường tiêu hóa và sinh dục của con lợn.

Bác sĩ khuyến cáo về món ăn khoái khẩu của nhiều người

Thực tế, việc ăn tất cả loại tiết canh nói chung và tiết canh dê nói riêng đều không an toàn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên từ bỏ sở thích ăn tiết canh để bảo vệ sức khỏe của mình.

Cách an toàn nhất là chỉ ăn các món ăn từ gia súc, gia cầm đã được nấu chín. Tuyệt đối không thịt gia súc, gia cầm còn sống. Không ăn các món ăn tái sống như gỏi, nem chua, nem chạo, đặc biệt là tiết canh.

Theo BS Nguyễn Trung Tuyến, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình: Người dân cần loại bỏ các thói quen ăn uống không lành mạnh, tuyệt đối không nên ăn các loại tiết canh, thực hiện ăn chín uống chín để bảo đảm sức khỏe.

Sách hay về tình yêu

Đã có nhiều sách, tác phẩm viết về tình yêu - câu chuyện của trái tim ấm nóng, thứ tình cảm thường được cho là phức tạp. Dưới “cái đầu lạnh” của những lý thuyết triết học, góc nhìn tâm lý học, tình yêu hiện lên sáng rõ nhưng cũng không thiếu cảm xúc.

Nghệ thuật yêu của nhà phân tâm học Erich Fromm xuất bản năm 1957. Đến nay, cuốn sách được dịch ra 34 thứ tiếng với hàng triệu bản in. Nó vừa là công trình nghiên cứu lý thuyết, vừa là cuốn sách tâm tình, gợi mở bạn đọc hiểu về bản chất của yêu.

Món khoái khẩu trên mâm cơm chứa nhiều ký sinh trùng

Người đàn ông có nuôi chó mèo nhưng quả quyết đã tẩy giun định kỳ đúng lịch. Tuy nhiên, ông vẫn bị nhiễm ký sinh trùng, tay chân ngứa ngáy.

https://suckhoedoisong.vn/so-tiet-canh-lon-chuyen-an-sang-an-tiet-canh-de-co-an-toan-khong-169240804153254426.htm

Thu Phương / Sức khỏe & Đời sống

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm