Phương pháp ICL, phẫu thuật đặt thấu kính nhân tạo vào mắt để điều trị tật khúc xạ, đã có mặt trên thế giới hơn 20 năm qua nhưng vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều người. PGS.TS.BS. Trần Hải Yến, Bộ môn Mắt - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, sẽ cung cấp thêm thông tin về phương pháp này.
ICL là viết tắt của Implantable Collamer Lens, một loại kính nội nhãn được cấu tạo từ chất collamer có độ tương thích sinh học cao, mềm dẻo, trong suốt, cho ánh sáng đi qua dễ dàng, không phản xạ ánh sáng. ICL được thiết kế để đặt được vào mắt có thủy tinh thể còn trong suốt. Phẫu thuật được thực hiện chỉ với đường mổ nhỏ khoảng 2,8-3 mm. Vị trí đặt của kính ngay sau tròng đen và trước thuỷ tinh thể. Nhờ vậy, người ngoài không biết bạn đã được phẫu thuật.
Trên thế giới, cứ 5-6 phút là có một ca phẫu thuật điều trị cận thị nặng bằng phương pháp ICL. |
ICL là phương pháp phổ biến tại nhiều nước phát triển trên thế giới.
Phương pháp này có dải điều trị rất rộng, cận đến 18 độ, viễn 10 độ và loạn tới 6 độ. Các trường hợp được áp dụng phổ biến như giác mạc mỏng, độ khúc xạ cao và một số trường hợp đặc biệt khác bác sĩ chỉ định sau khi cân nhắc kỹ lưỡng yếu tố lâm sàng.
Phương pháp laser hiện vẫn có điểm chưa khắc phục được. Cụ thể, laser không được chỉ định cho các trường hợp giác mạc mỏng, nghi ngờ bệnh lý giác mạc hình chóp và các trường hợp có độ khúc xạ cao. Ở nhiều nước phát triển, người có mắt cận thị nặng từ 8 độ trở lên sẽ được chỉ định dùng phương pháp Phakic IOL như ICL chứ không dùng laser, vì có thể làm giác mạc trở nên quá mỏng và dẹt, làm gia tăng nguy cơ cho mắt và ảnh hưởng đến chất lượng thị giác sau phẫu thuật.
Nghe đến từ phẫu thuật, người cận có ngay cảm giác sợ, nhưng mổ ICL rất nhanh chóng. Sau khi có kính riêng, quá trình phẫu thuật đặt kính chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút. Đường mổ nhỏ cộng với sự hỗ trợ của thuốc tê, bạn sẽ không còn cảm giác đau. Kính được đưa vào mắt nhẹ nhàng nên không ảnh hưởng đến các mô khác.
Ngoài ra, đường mổ ICL nằm ngay cạnh rìa giác mạc, chỉ cắt qua 1/20 số dây thần kinh so với laser. Vì vậy, ICL không gây khô mắt cũng như hạn chế tái cận cao hơn.
ICL giúp giải phóng đôi mắt khỏi cặp kính cận cho bệnh nhân cận lên đến 18 độ, viễn đến 10 độ và loạn đến 6 độ. |
Khi sử dụng phương pháp ICL, kính đã đặt vào mắt an toàn sẽ giữ nguyên 10-20 năm. Bạn không phải thay kính hay tháo ra nếu không cần. Trừ trường hợp ở 60-70 tuổi, mắt bị đục thủy tinh thể, môi trường quang học trong mắt không còn trong suốt nữa thì việc để thấu kính sẽ không có tác dụng. Bác sĩ sẽ khuyên lấy thấu kính ra, thực hiện phẫu thuật Phaco để thay thủy tinh thể mới, để bù trừ được độ của bạn mà không cần thêm thấu kính khác.
Bệnh nhân cận thị nặng thường sẽ đục thủy tinh thể sớm hơn người bình thường. Vì vậy, kính ICL có tráng thêm một lớp chống tia cực tím để bảo vệ cấu trúc nội nhãn. Dù vậy, thấu kính vẫn không tối đi, đảm bảo trong suốt. Sau khi mổ ICL 3 tháng, do giác mạc không bị đụng đến nên vẫn giữ được độ cong tự nhiên, bạn có thể đặt kính áp tròng như người chưa từng phẫu thuật.
Tuy sở hữu nhiều ưu điểm, nhưng bạn nên nhờ bác sĩ nhãn khoa khám và chẩn đoán kỹ lưỡng tình trạng mắt trước khi quyết định sử dụng bất kỳ phương pháp nào.
Độc giả tham khảo một số địa chỉ uy tín để khám và thực hiện phẫu thuật ICL:
Trung tâm Mắt Hải Yến: Tòa nhà HYAT số 31A Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 028 6686 1396 hoặc 0913 666 665.
Trung tâm Mắt Kỹ Thuật Cao 30-4: số 9 Sư Vạn Hạnh, phường 9, quận 5, TP.HCM. Điện thoại: 028 3833 3369 hoặc 1800 7272.
Trung tâm Mắt Kỹ thuật cao An Sinh: số 10 Trần Huy Liệu, phường 12, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Điện thoại: 028 3844 8523 hoặc 028 3845 3869.