Theo South China Morning Post, động thái này được xem là nhằm hạn chế sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc để sản xuất thuốc mới.
Công nghệ sinh học là một phần quan trọng trong kế hoạch tổng thể "Made in China 2025" của Bắc Kinh. Mục tiêu là giảm sự phụ thuộc của nước này vào thuốc nhập khẩu.
Khả năng sản xuất thuốc tốt hơn là chìa khóa đất nước đông dân nhất thế giới có thể hạ giá thành thuốc và cải thiện khả năng tiếp cận thuốc chữa bệnh, đặc biệt đối với các bệnh ung thư. Tuy nhiên, lĩnh vực này nổi lên như một chiến tuyến mới nhất trong cuộc cạnh tranh ngày càng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ.
Dự luật được khắp nơi biết đến như là cách Mỹ cố gắng giảm thiểu sự ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của Trung Quốc đối với ngành công nghệ sinh học của quốc gia này.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho rằng Mỹ không nên cản trở việc chuyển giao công nghệ toàn cầu. Trung Quốc kêu gọi Mỹ tôn trọng nền kinh tế thị trường và nguyên tắc công bằng, cho rằng việc toàn cầu hòa là một thực tế khách quan.
Sau khi ông Biden ký sắc lệnh hành pháp, giá cổ phiếu của nhà sản xuất thuốc Wuxi Biologics giảm một nửa trên thị trường Hong Kong vào ngày 13/9. Cụ thể, cổ phiếu niêm yết tại Hong Kong của Wuxi Biologics đã giảm 42%. Hồi tháng 2 năm nay, căng thẳng chính trị đã khiến cổ phiếu của công ty này giảm 23%.
Các cổ phiếu của các công ty sinh học Trung Quốc khác như Asymchem Laboratories giảm 10%, Pharmaron Bắc Kinh giảm 14%.
Dai Ming, nhà quản lý quỹ tại Huichen Asset Management tại Thượng Hải (Trung Quốc), cho biết: "Sắc lệnh hành chính của Mỹ sẽ đem lại ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến Wuxi Biologics và CRO (các công ty hỗ trợ ngành công nghiệp dược phẩm và chế phẩm sinh học). Trung Quốc có thể sẽ mất một phần thị phần CRO, do hầu hết công ty trong ngành này có khoảng một nửa doanh thu từ nước ngoài".
Thực tế, theo báo của của Wuxi Biologics, công ty này có 50% doanh thu từ Bắc Mỹ, 26% từ Trung Quốc và 23% từ châu Âu.