Cơ thể thiếu nồng độ natri cần thiết có thể dễ bị mệt mỏi, thiếu năng lượng, đổ mồ hôi nhiều. Ảnh: Eatingwell. |
Natri là chất điện giải hỗ trợ điều chỉnh lượng nước trong tế bào của bạn. Nồng độ natri thấp bất thường gây ra do một tình trạng y tế được gọi là hạ natri máu. Bất cứ thứ gì thấp hơn 135 mili đương lượng trên lít (mEq/L) cho thấy mức natri thấp.
Viện Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NIH) định nghĩa hạ natri máu là tình trạng nồng độ natri trong máu thấp đến mức nguy hiểm. Dưới đây là những gì bạn cần biết về tình trạng này và có thể làm gì để tăng mức natri thấp trong cơ thể.
Nguyên nhân, triệu chứng hạ natri máu
Theo Cleveland Clinic, thông thường, có quá nhiều nước trong cơ thể thường là vấn đề chính gây hạ natri máu. Lượng nước dư thừa làm loãng nồng độ natri. Quá nhiều nước trong cơ thể khiến máu của bạn bị chảy nước.
Một ví dụ điển hình là những người tham gia chạy đua đường dài hoặc chạy trong những ngày nắng nóng. Họ mất cả muối, nước qua mồ hôi và thường thay thế những mất mát này bằng phần lớn là nước. Sự kết hợp này có thể gây chết người vì nó làm loãng lượng natri còn lại trong cơ thể.
Nguyên nhân khác cũng có thể là cơ thể bạn mất quá nhiều natri do:
- Sử dụng thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu có thể khiến bạn tăng lượng natri bài tiết qua nước tiểu.
- Uống quá nhiều rượu: Nếu thường xuyên uống rượu quá nhiều (nghiện rượu) hoặc uống say, bạn có thể đi tiểu nhiều hơn và mất nước do nôn ra.
- Tiêu chảy không được điều trị: Điều này có thể gây mất nước và hạ natri máu.
- Dùng một số loại thuốc: Chúng bao gồm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI - điều trị trầm cảm) và carbamazepine (điều trị chứng động kinh và hưng cảm).
Hạ natri máu gây ra các triệu chứng thần kinh từ nhầm lẫn đến co giật đến hôn mê. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ natri trong máu thấp và giảm nhanh như thế nào.
Trong nhiều trường hợp, nồng độ natri trong máu giảm dần, chỉ tạo ra các triệu chứng nhẹ khi cơ thể có thời gian để điều chỉnh. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi nồng độ natri trong máu giảm nhanh chóng.
Theo NIH, một người có lượng natri thấp có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Đau đầu.
- Lú lẫn.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Chuột rút hoặc yếu cơ.
- Thờ ơ hoặc năng lượng thấp.
- Trạng thái tinh thần thay đổi.
- Co giật.
Nồng độ natri giảm chậm trong 48 giờ hoặc hơn có thể dẫn đến một số biến chứng trong não của bạn. Một nguyên nhân khác là sưng não nhanh chóng, thậm chí có thể dẫn đến hôn mê và tử vong nếu không được điều trị.
Phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh dường như dễ bị tổn thương não nhất do hạ natri máu. Điều này có thể liên quan đến cách hormone sinh dục của phụ nữ ảnh hưởng đến khả năng duy trì mức natri lành mạnh của cơ thể.
Natri là chất điện giải hỗ trợ điều chỉnh lượng nước trong tế bào của bạn. Ảnh: Saltassociation. |
Ai có nguy cơ bị hạ natri máu cao nhất?
Bất cứ ai cũng có thể bị hạ natri máu, nhưng tình trạng này có nhiều khả năng xảy ra với những người:
- Bị suy thận.
- Bị suy tim sung huyết.
- Mắc các bệnh ảnh hưởng phổi, gan hoặc não.
- Có các điều kiện y tế liên quan đến mức độ hormone và hệ thống nội tiết.
- Từng phẫu thuật.
- Dùng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chống trầm cảm.
Cách tự nhiên để tăng nồng độ natri
Mặc dù việc điều trị tình trạng này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó, hạ natri máu cũng có thể được ngăn ngừa tự nhiên.
Tiêu thụ thực phẩm giàu natri
Vì natri chịu trách nhiệm kiểm soát chất lỏng cơ thể, lượng máu và huyết áp, điều quan trọng là phải kiểm soát mức natri của bạn, có thể thông qua việc ăn thực phẩm giàu natri. Pho mát, các sản phẩm từ sữa, hải sản, củ cải đường, cà rốt và cần tây là một số thực phẩm tốt nhất giúp bạn bổ sung lượng natri cần thiết cho cơ thể.
Tăng lượng muối ăn vào
Muối là nguồn natri ăn kiêng mà bạn có thể đưa vào chế độ ăn uống của mình. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng muối tiêu thụ của bạn nên dưới 5 gram mỗi ngày.
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, vì vậy, đừng tiêu thụ nhiều hơn mức cần thiết. Ngoài ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước, đặc biệt nếu bạn bị tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận...
Bổ sung chất điện giải khi hoạt động thể chất
Bạn thường bị đổ mồ hôi nhiều khi chơi thể thao? Nếu đúng, bạn nên uống nhiều đồ uống thể thao tốt cho sức khỏe và chứa chất điện giải.
Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc mất nước có thể gây hạ natri máu. Những thức uống này chứa hỗn hợp chất dinh dưỡng như đường, chất điện giải và nước, có thể giúp bạn đối phó với tình trạng này.
Uống nước điều độ
Nước rất quan trọng để duy trì lượng natri dư thừa trong cơ thể bạn. Có đủ chất lỏng trong cơ thể sẽ giúp bạn hạ natri máu. Tuy nhiên, quá nhiều nước cũng có thể là vấn đề. Các chỉ số tốt nhất về lượng nước bạn cần thường là cảm giác khát cùng màu sắc của nước tiểu. Nước tiểu màu vàng nhạt là dấu hiệu cho thấy bạn không bị mất nước và tiêu thụ đủ nước.
Giải quyết tình trạng bệnh lý tiềm ẩn
Một số tình trạng bệnh lý tiềm ẩn như bệnh thận hoặc suy tuyến thượng thận có thể khiến nồng độ natri trong cơ thể giảm xuống. Vì vậy, cách tốt nhất để quản lý mức natri của cơ thể trong những trường hợp như vậy là điều trị các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cuốn sách Ăn gì, khi nào của nhóm tác giả Michael CrupainMichael RoizenTed Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.