Thời tiết miền Bắc đang nắng nóng, nhiệt độ tăng cao dần khiến cơ thể bạn mất nước. Không chỉ có cảm thấy khát mới báo hiệu bạn đang mất nước mà có rất nhiều dấu hiệu khiến bạn cần phải bổ sung nước cho cơ thể ngay không thì sẽ gặp những bất lợi cho sức khỏe.
Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hàng ngày. |
Mất nước xảy ra khi lượng dịch mà cơ thể sử dụng hoặc lượng dịch mất đi nhiều hơn lượng dịch nạp vào dẫn đến tình trạng thiếu nước. Điều này khiến cơ thể không thể thực hiện được các chức năng bình thường của nó.
Ở những người lớn tuổi, hay trẻ em họ không có cảm giảm khát dù cơ thể đang bắt đầu mất nước. Tình trạng mất nước có thể trở nên trầm trọng hơn nếu người lớn tuổi bị sốt hoặc mắc các bệnh làm giảm khả năng tự uống nước của họ.
Nguyên nhân khiến cơ thể mất nước
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơ thể mất nước như:
- Ra nhiều mồ hôi.
- Bị tiêu chảy, nôn.
- Sốt cao.
- Đi tiểu nhiều.
- Quên không uống nước.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị mất nước
Khi thiếu nước, mất nước bạn sẽ thấy những dấu hiệu sau:
- Miệng khô, hôi nhất là vào mỗi buổi sáng sớm khi ngủ dậy.
- Nước tiểu sẽ có màu sẫm và đậm đặc hơn bình thường. Tiểu ít, giảm lượng nước tiểu.
- Khô da, ửng đỏ, bong tróc, ngứa và thậm chí trông xỉn màu.
- Hay bị mỏi cơ, chuột rút, nhất là khi thời tiết càng nắng nóng, cơ thể bị thiếu một lượng nước, bạn càng dễ bị chuột rút do nhiệt tác dụng lên cơ hoặc thiếu nước ảnh hưởng đến cân bằng điện giải trong cơ thể, làm thay đổi nồng độ các chất như natri, kali...
- Nhức đầu, hoa mắt, ù tai. Cơ thể thiếu nước bao gồm cả não cũng không được cung cấp đủ lượng, hệ tuần hoàn cũng hoạt động kém hiệu quả hơn do thiếu nước sẽ dẫn đến chóng mặt, hoa mắt và ù tai.
- Bị táo bón.
- Thèm đồ ngọt, thèm ăn.
- Khi bị mất nước ở mức độ nghiêm trọng, bạn sẽ có những biểu hiện sau: Không đi tiểu, hoặc nước tiểu có màu vàng sẫm; Cảm thấy chóng mặt; Thở nhanh, tim đập loạn nhịp; Lú lẫn…
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có biểu hiện khi mất nước: Lưỡi và miệng bị khô; Khóc không ra nước mắt; Tã khô sau mỗi 3 giờ; Mắt và má trũng lại; Trẻ cáu kỉnh, hay buồn ngủ và thiếu năng lượng.
Người dân đi bộ dưới cái nắng gay gắt. Ảnh: Bangkok Post. |
Các cách hạn chế cơ thể bị mất nước
Có thể thấy, mất nước nghiêm trọng là một tình trạng y tế khẩn cấp và cần được điều trị ngay lập tức để tránh những nguy cơ rủi ro đáng tiếc đối với sức khỏe của bạn.
Để đảm bảo lượng nước cân bằng trong cơ thể, bạn cần thực hiện:
- Uống ít nhất 2 lít nước/ngày kể cả khi không khát. Chia lượng nước cho cả ngày, uống từng ngụm nhỏ.
- Nếu mùa nắng nóng, nhiệt độ cao thì cần bổ sung nước các loaji nhiều hơn, thường xuyên hơn.
- Trong trường hợp bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy uống nước nhiều hơn bình thường để bù đắp cho lượng nước bị mất đi. Bổ sung những loại nước uống giải nhiệt mùa hè như nước dừa, nước chanh dây, nước cam… Những nước này vừa giúp cơ thể giảm nóng, lại còn bù muối và đường giúp ngăn ngừa mất nước một cách tự nhiên.
- Những người làm việc ngoài trời hay chơi thể thao nên uống thêm các loại nước nước bù điện giải có chứa các ion thiết yếu như Na+, Cl-, Ca2+, Mg2+, K+…
- Hạn chế đi ra ngoài trời trong thời tiết nắng nóng vì rất có thể bạn sẽ bị mất nước và say nắng.
- Không nên đang trong phòng máy lạnh mà ra ngoài nắng đột ngột. Để nhiệt độ phòng chênh lệch không quá 7 đô C.
- Không nên sử dụng bia để giải nhiệt.
- Khi thấy các dấu hiệu như mệt mỏi, buồn nôn, lượng nước tiểu giảm, bị tiêu chảy liên tục trong 2 ngày thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị.
Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.