Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Con người đã xả hơn 170.000 tỷ hạt vi nhựa vào đại dương

Lượng rác thải nhựa đổ ra các đại dương trên thế giới tăng mạnh chưa từng thấy kể từ năm 2005, có thể tăng gấp gần 3 lần vào năm 2040 nếu thế giới không hành động quyết liệt.

Rác trên biển ngoài khơi đảo Kithnos của Hy Lạp vào tháng 7/2022. Ảnh: Washington Post.

Nghiên cứu của Viện 5 Gyres (Mỹ) được công bố ngày 8/3 trên tạp chí Plos One, đánh giá xu hướng rác thải nhựa trên đại dương từ năm 1979 đến năm 2019, theo Guardian.

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu ô nhiễm nhựa bề mặt từ 11.777 trạm giám sát trên đại dương ở 6 vùng biển lớn.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên biển bắt nguồn từ ngành công nghiệp nhựa không tái chế hoặc không thiết kế để tái chế.

Tiến sĩ Marcus Eriksen, đồng sáng lập Viện 5 Gyres, cho biết sự gia tăng hạt vi nhựa theo cấp số nhân trong các đại dương là một cảnh báo rõ ràng rằng con người phải hành động ngay lập tức trên quy mô toàn cầu. Ông thúc giục các công ty chịu trách nhiệm với tình trạng ô nhiễm hiện nay.

“Việc dọn dẹp là vô ích nếu chúng ta tiếp tục sản xuất nhựa với tốc độ hiện tại. Chúng ta đã nghe quá nhiều về việc tái chế, trong khi ngành nhựa từ chối mua vật liệu hoặc thiết kế có thể tái chế. Đã đến lúc giải quyết vấn đề nhựa tại nguồn”, ông Eriksen nói.

Hạt vi nhựa đặc biệt nguy hiểm đối với các đại dương. Chúng không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước, mà còn phá hủy nội tạng các động vật biển nếu vô tình nuốt phải.

Nhiều nhà khoa học đã kêu gọi các chính phủ hành động để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm trắng trở nên trầm trọng hơn.

“Chúng tôi biết đại dương là một hệ sinh thái quan trọng và chúng tôi có các giải pháp để ngăn ngừa ô nhiễm nhựa. Nhưng ô nhiễm nhựa tiếp tục gia tăng và có tác động nguy hiểm đến sinh vật biển. Phải có luật hạn chế sản xuất và bán nhựa sử dụng một lần”, Edward J Carpenter, tiến sĩ tại Trung tâm Khoa học Cửa sông và Đại dương thuộc Đại học Bang San Francisco, cho biết.

Tháng 11/2022, Liên Hợp Quốc đã khởi động các cuộc đàm phán tại Uruguay nhằm tìm phương án chung giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa. Các quốc gia ngày 5/3 đã thông qua văn bản của hiệp ước quốc tế đầu tiên nhằm bảo vệ biển cả.

Các nhà nghiên cứu nhận định thỏa thuận quốc tế về nhựa bị phân mảnh, thiếu hiệu quả và không có mục tiêu xác định. Họ kêu gọi áp đặt trách nhiệm đối với các công ty sản xuất nhựa trên quy mô toàn cầu và cần ràng buộc pháp lý giải quyết toàn bộ vòng đời của nhựa.

Những cuốn sách hay về biến đổi khí hậu

“Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu”, “Băng - Những câu chuyện ly kỳ từ một thế giới đang dần biến mất”, “Thảm họa khí hậu - Chúng ta đã có gì và làm gì để ứng phó?”,... nằm trong số những cuốn sách giúp độc giả có cái nhìn trực diện và bao quát hơn khi nói đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.

Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Vì sao thành phố ở Ấn Độ kêu gọi người dân ở trong nhà?

Ấn Độ là quốc gia có lượng khí methane sản sinh từ các bãi rác lớn nhất trên thế giới. Những nơi này không chỉ gây hại cho người dân mà còn đóng góp vào quá trình biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu khiến xương rồng thay thế tuyết trên dãy Alps

Người dân bang Valais, Thụy Sĩ đã quen với cảnh tượng những sườn núi phủ tuyết giữa mùa đông. Tuy nhiên, khi Trái Đất nóng lên, thứ họ nhìn thấy lại là những cây xương rồng.

Tuấn Đạt

Bạn có thể quan tâm