Nhiều người giàu có thường lui tới khu Cheongdam mua sắm. |
Phố thời trang xa xỉ Cheongdam ở Seoul (Hàn Quốc) được hình thành vào năm 1990 khi Trung tâm bách hóa Galleria mở cửa và các thương hiệu xa xỉ như Armani, Prada mở các cửa hàng gần đó.
Trải dài khoảng 650 m từ Ga Apgujeong Rodeo đến ngã tư Cheongdam, phố thời trang xa xỉ Cheongdam được ví như Đại lộ số 5 ở New York hay Ginza ở Tokyo. Điểm khác biệt là chỉ có 55 tòa nhà dọc theo con phố này cho thuê mở cửa hàng, khiến các thương hiệu phải cạnh tranh khốc liệt để có được một vị trí, theo The Chosun Daily.
Không giống như các khu mua sắm thông thường, phố này không có quán cà phê, công viên hoặc các thương hiệu thời trang giá cả phải chăng phục vụ cho công chúng nói chung. Các cửa hàng nhắm đến nhóm khách có ý định ghé thăm những thương hiệu cụ thể thay vì chỉ đi lướt qua thăm thú. Hầu hết cửa hàng không có cửa sổ trưng bày để lộ nội thất bên trong.
Gần đây, các thương hiệu lớn như đồng hồ Audemars Piguet, Richard Mille và nhãn hiệu thời trang Loewe đã mở cửa hàng trên con phố này. Armani là thương hiệu xa xỉ đầu tiên mở cửa hàng vào những năm 1990, một số thương hiệu biểu tượng khác như Chanel, Gucci và Prada cũng theo sau. Con phố hiện thu hút nhiều thương hiệu cao cấp hơn nữa.
Các cửa hàng ở khu phố này cũng hoạt động theo mô hình khác so với các cửa hàng đông đúc ở trung tâm thương mại. Đây là nơi có nhiều cửa hàng flagship, đóng vai trò là đại diện cuối cùng cho bản sắc của từng thương hiệu.
Khu phố mua sắm Cheongdam chỉ có 55 tòa nhà cho thuê làm cửa hàng, khiến nhiều thương hiệu phải cạnh tranh suất. Ảnh: Chosunilbo. |
Trong khi các cửa hàng xa xỉ ở trung tâm thương mại thường đông nghẹt người, khiến việc mua sắm trở nên bất tiện với tình trạng “open run” (khách xếp hàng dài chờ đợi trước khi cửa hàng mở cửa để vào mua sắm), các cửa hàng thời trang ở Cheongdam phục vụ những người mua sắm giàu có, coi trọng sự riêng tư và sẵn sàng từ bỏ các đặc quyền của các trung tâm mua sắm như tích điểm thưởng.
Nhiều cửa hàng còn có các khu vực mua sắm riêng độc quyền hoặc quán cà phê và nhà hàng chỉ dành cho VIP để có trải nghiệm mua sắm riêng tư và kín đáo.
Cuộc cạnh tranh để thuê được mặt bằng ở đây rất khốc liệt. Theo những người trong ngành bất động sản, giá thuê trung bình cho một cửa hàng rộng 200 m2 là khoảng 50 triệu won (38.000 USD)/tháng, với khoản đặt cọc ban đầu là 1,5 tỷ won.
Dù chi phí cao, các thương hiệu vẫn cạnh tranh để có được những vị trí đắc địa này. Trong một số trường hợp, các thương hiệu xa xỉ còn gặp chủ nhà trước khi hợp đồng thuê hết hạn nhiều tháng, thậm chí đưa thêm tiền đặt cọc để chắc suất thuê.
Với chỉ 55 tòa nhà có sẵn để cho thuê và thời hạn thuê tối thiểu là 10 năm, cơ hội thuê được là rất khó và một khi một thương hiệu bỏ lỡ cơ hội của mình, sẽ rất khó để có được cơ hội thứ hai.
Các thương hiệu Hàn Quốc cũng đang tìm kiếm một vị trí trong khu này. Time, một thương hiệu Hàn Quốc thuộc sở hữu của Handsome - công ty con thời trang thuộc Hyundai Department Store, cũng đã ký hợp đồng thuê một trong 55 tòa nhà. Công ty có kế hoạch mở một cửa hàng flagship Time vào nửa cuối năm sau.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.