Đàn ông Hàn Quốc có thu nhập ổn định thường kết hôn trong khi phụ nữ ngược lại. |
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Hàn Quốc hôm 10/9, khi đến độ tuổi lý tưởng, những người đàn ông 25-39 tuổi ổn định về tài chính nhiều khả năng sẽ kết hôn. Ngược lại, những phụ nữ ổn định về tài chính trong cùng nhóm tuổi có xu hướng thích sống một mình.
Theo cơ quan thống kê, trong số những người đàn ông nhóm tuổi 25-39 vào năm 2022, tỷ lệ có việc làm ở đàn ông đã kết hôn là 91,1%, đàn ông độc thân là 73,5%.
Những người đã kết hôn cũng ghi nhận mức thu nhập hàng năm cao hơn so với những người còn độc thân - 50,99 triệu won (37.900 USD) so với 34,29 triệu won, Koreatimes đưa tin.
Cũng theo số liệu năm 2022, tỷ lệ phụ nữ đã kết hôn có việc làm là 61,1%, phụ nữ chưa kết hôn có việc làm là 71,8%. Phụ nữ đã kết hôn kiếm được 28,11 triệu won một năm, trong khi phụ nữ chưa kết hôn kiếm được 30,13 triệu won.
"Có vẻ như những phụ nữ ổn định về tài chính tránh kết hôn vì các vấn đề xã hội và tình huống kinh tế bất lợi, dù phụ nữ Hàn Quốc đã được trao quyền nhiều hơn trong những năm gần đây", cơ quan thống kê đánh giá.
Phụ nữ Hàn Quốc ngại kết hôn vì những vấn đề liên quan đến công việc, chăm sóc con cái. Ảnh: Yonhap. |
Những lo ngại của phụ nữ bao gồm thách thức trong việc sinh nở, chăm sóc con cái và việc gián đoạn sự nghiệp thường phải đối mặt sau khi kết hôn.
Dữ liệu năm 2022 cho thấy cứ 10 người Hàn Quốc độ tuổi 25-39, bất kể giới tính, chỉ có 3 người kết hôn. Tỷ lệ kết hôn ở mức 33,7%, giảm 2,4 điểm phần trăm so với năm 2021.
Tỷ lệ kết hôn ở các thành phố lớn tương đối thấp hơn so với các tỉnh. Cụ thể, tỷ lệ kết hôn ở Seoul là 25%, trong khi tỷ lệ ở Busan là 30,9% và Gwangju là 32,7%. Ngược lại, tỷ lệ kết hôn ở tỉnh Chungcheong Nam là 39,9%.
Những người đã kết hôn có khả năng sở hữu nhà cao hơn so với những người độc thân. Khoảng 31,7% những người đã kết hôn sở hữu nhà, trong khi chỉ có 10,2% người độc thân có nhà riêng.
Niềm vui và nỗi buồn của công việc
Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.