Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Con số phơi bày sự thật về tội phạm deepfake khiêu dâm ở Hàn Quốc

Cảnh sát Hàn Quốc bắt giữ hàng trăm nghi phạm deepfake khiêu dâm, phần lớn trong số đó là thanh, thiếu niên, thậm chí nhiều người chưa đến 15 tuổi.

Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ án deepfake khiêu dâm, rất nhiều nạn nhân là nữ sinh và giáo viên. Ảnh: Shutterstock.

Hankyoreh đưa tin trong năm 2024, cảnh sát Hàn Quốc đã bắt giữ 387 nghi phạm liên quan tội phạm deepfake khiêu dâm. Trong số đó, 324 nghi phạm là thanh, thiếu niên, chiếm tỷ lệ 83,7%.

Thông tin này được công bố hôm 26/9. Cụ thể, từ ngày 1/1 đến 25/9, toàn Hàn Quốc ghi nhận 812 vụ án deepfake khiêu dâm được báo cáo lên cảnh sát.

Khi tội phạm deepfake ngày càng lan rộng, cảnh sát phát động một cuộc trấn áp vào ngày 28/8, tiếp nhận 365 trường hợp liên quan. Trung bình mỗi ngày 12,66 vụ việc lại được báo lên.

Về nghi phạm, từ tháng 1 đến tháng 9, cảnh sát Hàn Quốc bắt giữ 387 người có liên quan. Trong số 324 nghi phạm là thanh, thiếu niên, 66 người chưa đến 14 tuổi, 50 người ở độ tuổi 20 và 9 người ở độ tuổi 30. Ngoài ra, 2 người ở độ tuổi 40 và 2 người ở độ tuổi 50 cũng bị bắt giữ.

Trước đó, vào đầu tháng 9, Liên đoàn Giáo viên và Công nhân giáo dục Hàn Quốc (KTU) từng tiến hành một khảo sát với gần 2.500 học sinh và giáo viên các cấp tại nước này. Trong đó, 517 người (tương đương 20,7%) cho biết họ là nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của deepfake khiêu dâm.

Trong số 517 nạn nhân của deepfake, 29 người (gồm 16 giáo viên, 13 học sinh) cho biết họ đã đích thân xác nhận các nội dung deepfake sử dụng hình ảnh của họ. 488 người khác (gồm 188 giáo viên, 291 học sinh, 9 nhân viên nhà trường) nói rằng họ biết về deepfake thông qua người quen và bạn bè.

Không chỉ dừng lại ở việc ghép mặt người bị hại vào nội dung khiêu dâm, kẻ phạm tội còn lợi dụng việc sản xuất và phân phối deepfake để tống tiền. Khảo sát cho biết 14 nạn nhân, chủ yếu là nữ, từng bị tống tiền, thậm chí bị đòi thêm hình ảnh và thông tin cá nhân.

Lo ngại hình ảnh cá nhân bị kẻ xấu lợi dụng, nhiều nữ sinh Hàn Quốc đã phải khóa tài khoản mạng xã hội và sống trong lo sợ đến mức mất ăn mất ngủ. Nhiều em bày tỏ mong muốn chính phủ mạnh tay với tội phạm deepfake để trả lại sự an toàn và yên tâm cho mọi người.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Thái An

Bạn có thể quan tâm