Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Con sông nào chỉ chảy qua một thành phố duy nhất?

Đây là con sông từng đi vào nhiều bài hát và tác phẩm văn chương. Người dân rất tự hào với dòng sông thân thương của họ.

Con song chay qua mot thanh pho duy nhat anh 1

1. Ở Việt Nam, con sông nào chỉ chảy qua một thành phố duy nhất?

  • Sông Lô
  • Sông Gâm
  • Sông Hương
  • Sông Sài Gòn

Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, chạy quanh co uốn khúc qua núi rừng trùng điệp, vắt ngang giữa thành phố Huế, kéo dài tới phá Tam Giang trước khi ra cửa biển Thuận An. Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tác giả cũng viết “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi từng nghe đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Con song chay qua mot thanh pho duy nhat anh 2

2. Tác giả của “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là nhà văn nào?

  • Nguyễn Tuân
  • Hoàng Phủ Ngọc Tường
  • Tô Hoài
  • Tố Hữu

Theo SGK Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế. Ông là một trong những nhà văn Việt Nam hiện đại chuyên viết bút ký. Những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều, được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý… Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Con song chay qua mot thanh pho duy nhat anh 3

3. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã so sánh sông Hương với những dòng sông nào trên thế giới?

  • Sông Seine
  • Sông Danube
  • Sông Neva
  • Cả ba đáp án trên

Tác giả đã so sánh sông Hương với các dòng sông mà tác giả từng đến, làm rõ nét đặc trưng của dòng chảy sông Hương. Đó là sông Seine của Paris, sông Danube của Budapest và đặc biệt là dòng Neva ở Nga với những phiến băng trôi nhanh như chiếc thuyền của những chú chim hải âu. Ảnh: Trung Phan.

Con song chay qua mot thanh pho duy nhat anh 4

4. Hình ảnh nào không được nhắc đến khi tác giả miêu tả vẻ đẹp của sông Hương?

  • Người thiếu nữ mong chờ người tình đánh thức
  • Chiếc thuyền xinh đẹp của những chú chim hải âu
  • Cô gái Digan phóng khoáng và man dại
  • Tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya

Trong bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác giả đã miêu tả sông Hương bằng nhiều hình ảnh khác nhau ứng với thủy trình của dòng sông. Khi ở thượng lưu, giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại. Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, sông Hương là cô gái đẹp ngủ mơ màng được người tình mong đợi đến đánh thức. Tác giả cũng gắn Hương giang với âm nhạc cổ điển Huế, sông Hương là một tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Con song chay qua mot thanh pho duy nhat anh 5

5. Ở thượng nguồn, tác giả miêu tả dòng sông chảy qua giữa những dặm dài chói lọi của loài hoa nào?

  • Hoa phượng
  • Hoa đỗ quyên
  • Hoa hồng
  • Hoa phong lan

Trong tác phẩm, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết “Nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộc xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Con song chay qua mot thanh pho duy nhat anh 6

6. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là tác phẩm thuộc thể loại nào?

  • Bút ký
  • Tùy bút
  • Truyện ngắn
  • Tiểu thuyết

Đây là bài bút ký xuất sắc, viết tại Huế (1/1981), in trong tập sách cùng tên. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm súc tích và đầy chất thơ về sông Hương, được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa của tác giả. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Con song chay qua mot thanh pho duy nhat anh 7

7. Trong tác phẩm, giai thoại nào được nhắc đến khi giải thích nguồn gốc tên sông Hương?

  • Cỏ thạch xương bồ mọc ở thượng nguồn
  • Nén hương người đàn bà nhà trời giao cho chúa Nguyễn Hoàng
  • Người dân nấu nước thơm đổ xuống sông Hương
  • Vua Quang Trung đặt tên dòng sông là Hương giang

Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều giải thích khác nhau về nguồn gốc của sông Hương. Trước khi mang tên sông Hương, con sông này có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng mốc lịch sử. Sách Dư địa chí (1435) của Nguyễn Trãi viết là sông Linh. Sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn gọi là sông Hương Trà. Từ nhiều tài liệu khác cho biết sông Hương từng mang tên sông Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục... Trong phần cuối của bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tác giả nhắc đến giai thoại người làng Thành Trung có nghề trồng rau thơm, vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm mãi. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Cây cầu nào ở Huế có 4 lần đổi tên?

Người yêu xê dịch vẫn biết đến xứ Huế với tên gọi xứ sở của sông Hương - núi Ngự. Cây cầu biểu tượng của xứ Huế cũng trải qua 4 lần đổi tên theo bề dày lịch sử.

Ngược dòng về với Huế xưa

Cái hồn kinh đô của Huế thật khác. Đó là không khí vừa uy nghiêm vương giả, lại vừa trữ tình lãng mạn mà sông Hương, núi Ngự, lăng tẩm, chùa chiền tạo ra.

Nguyên Nhi

Bạn có thể quan tâm