Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Shutterstock. |
Theo Sở Y tế TP.HCM, trong tuần 24 (7/5 - 13/5), các Trung tâm Y tế quận, huyện, TP Thủ Đức đã tăng cường giám sát 83 điểm nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết Dengue tại 11/22 quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Kết quả phát hiện 4 điểm nguy cơ xuất hiện dịch sốt xuất huyết là công trình xây dựng, vựa vật liệu xây dựng có phát sinh lăng quăng, gồm:
- Vựa vật liệu xây dựng tại 1A Ngô Quyền, phường 12, quận 5
- Công trình xây dựng tại 224/6/28 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh
- Công trình xây dựng tại 111/12/6 Lý Thánh Tông, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú
- Công trình xây dựng tại 67/03 Nguyễn Văn Yến, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú
Đối với các điểm nguy cơ tồn tại vật chứa có lăng quăng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), Trung tâm Y tế và Trạm Y tế đã hướng dẫn cho chủ điểm nguy cơ dọn dẹp, xử lý vật chứa ngay tại thời điểm giám sát. Trạm Y tế sẽ thực hiện tái giám sát sau một tuần.
Công trình xây dựng 111/12/6 Lý Thánh Tông, quận Tân Phú có đọng nước, là nơi phát sinh lăng quăng. Ảnh: Medinet. |
Cơ quan chức năng thường xuyên rà soát các vật chứa tránh phát sinh lăng quăng tại các công trình xây dựng, đây là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của những người thi công và ngăn chặn sốt xuất huyết trong cộng đồng. Để thực hiện được hiệu quả việc này cần có sự quan tâm rà soát và xử lý của người quản lý công trình, chủ đầu tư.
Đang vào mùa mưa, muỗi vằn sẽ phát triển mạnh và bệnh sốt xuất huyết gia tăng. Sở Y tế TP.HCM kêu gọi mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết thường xuyên để ngăn chặn dịch bùng phát, trong đó chú ý các hoạt động sau:
- Đậy kín các vật dụng dự trữ nước sinh hoạt, thu gom đồ vật có thể ứ đọng nước trong và xung quanh nhà, loại bỏ các vật phế thải có thể đọng nước (như chậu kiểng, bình hoa, lốp xe cũ, và các dụng cụ chứa nước khác...).
- Dọn dẹp vệ sinh khu vực xung quanh nhà, lấp kín các ổ nước, dọn sạch rác thải.
- Ngủ mùng, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi...
- Khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Khi phát hiện địa điểm có nguy cơ phát sinh lăng quăng gây bệnh sốt xuất huyết, người dân hãy nhanh chóng phản ánh địa chỉ cụ thể lên ứng dụng “Y tế trực tuyến” để được xử lý.
Sách hay về sức khỏe con người
Giáo sư ngành miễn dịch học tại Đại học Manchester (Anh) Daniel M. Davis đã cung cấp góc nhìn khoa học về hệ miễn dịch trong cuốn sáchHệ miễn dịch: Khám phá cơ chế tự phòng, chữa bệnh của cơ thể người.
Để giúp bạn đọc dễ hiểu về hệ miễn dịch, tác giả lấy ví dụ về phản ứng của cơ thể với vết cắt hay nhiễm trùng. Khi đó, bên dưới da đã “diễn ra điều kỳ diệu”, các tế bào di chuyển đến để chống lại mầm bệnh, cũng như sửa chữa tổn thương và đối phó với các mảnh mô bị hư tổn. Những diễn tiến âm thầm này rất cần thiết cho sự sống còn của cơ thể.