Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

COP15 đạt thỏa thuận lịch sử

Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường (COP15), các nhà đàm phán ngày 19/12 đã đạt thỏa thuận mang tính lịch sử trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học, AP đưa tin.

Đại diện các quốc gia tại Hội nghị Đa dạng sinh học Liên Hợp Quốc (COP 15) đã đạt được một thỏa thuận lịch sử về bảo vệ đa dạng sinh học trên Trái Đất. Ảnh: AP.

Thỏa thuận đạt được tại Hội nghị Đa dạng sinh học Liên Hợp Quốc (COP15) tại thành phố Montreal (Canada) là nỗ lực lớn nhất từ trước tới nay nhằm bảo vệ đại dương và môi trường thiên nhiên trên Trái Đất.

Thỏa thuận cũng cung cấp nguồn hỗ trợ tài chính quan trọng nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại các quốc gia đang phát triển.

Trước đó, Trung Quốc, nước chủ tịch của COP15 đã công bố bản dự thảo của thỏa thuận nhằm tạo động lực cho các nhà đàm phán.

Theo AP, các bộ trưởng và đại diện chính phủ của 190 quốc gia tham dự COP15 đã cam kết bảo vệ 30% diện tích đất liền trước năm 2030.

Đây được đánh giá là một điều khoản quan trọng của thỏa thuận. Hiện tại, chỉ 17% diện tích đất liền và 10% diện tích đại dương được bảo vệ theo quy định quốc tế.

Thỏa thuận kêu gọi khoản tài trợ 200 tỷ USD cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2030.

Cũng trong gói hỗ trợ tài chính trên, các bên tham gia thỏa thuận đồng ý cung cấp 20 tỷ USD mỗi năm cho các quốc gia đang phát triển kể từ năm 2025, cao gấp 2 lần so với các khoản hỗ trợ hiện tại. Kể từ năm 2030, khoản tiền này sẽ tăng lên 30 tỷ USD mỗi năm.

"Thỏa thuận này là dấu hiệu tích cực trong việc bảo vệ đa dạng sinh học và cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động bảo vệ hệ sinh thái. Tuy nhiên, văn bản này đã không đạt được bước tiến trong việc ngăn chặn tình trạng suy giảm đa dạng sinh học gây ra bởi hoạt động sản xuất như nông nghiệp và công nghiệp", Andrew Deutz, lãnh đạo tổ chức bảo vệ môi trường Nature Conservancy cho biết.

Năm cuốn sách về khí hậu nên đọc

Mục Thế giới giới thiệu với độc giả 5 cuốn sách mà các chuyên gia khí hậu của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế cho rằng nên đọc về cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Ngoại trưởng Ấn Độ rời phòng họp trước khi Đại sứ Trung Quốc phát biểu

Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar hôm 15/12 rời khỏi phòng họp trước khi Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Zhang Jun phát biểu.

Việt Nam được quốc tế hỗ trợ 15,5 tỷ USD để chuyển đổi xanh

Các nhà lãnh đạo Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế hôm 14/12 nhất trí một thỏa thuận JETP, hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để thực hiện mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

An Bình

Bạn có thể quan tâm