Trước khi trở thành tỷ phú, Jack Ma làm nghề gì?
Năm 1988, Jack Ma (Mã Vân) 24 tuổi, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hàng Châu, Trung Quốc. Ông được điều đến dạy học ở Học viện Công nghiệp Điện tử Hàng Châu. Mã Vân là giảng viên dạy môn Thương mại quốc tế và tiếng Anh 6 năm. |
Trong quá trình giảng dạy tại trường đại học, Jack Ma cùng một vài người bạn mở ra công ty lĩnh vực nào đầu tiên?
Năm 1992, khi vẫn giảng dạy trong trường, Mã Vân và các đồng nghiệp cùng thành lập Công ty Dịch thuật Hải Bác. Đây là công ty dịch thuật chuyên nghiệp đầu tiên ở Hàng Châu. Sau đó, ông phát hiện ra bán hoa tươi và quà tặng có thể kiếm được tiền, Mã Vân lại vác bao tải lên tàu hỏa đến chợ đầu mối Nghĩa Ô để nhập hàng. |
Năm 1995, Jack Ma bắt tay thành lập công ty Internet lấy tên là “Trang vàng Trung Quốc” với số vốn bao nhiêu?
Để có thể lập nghiệp, ông và vợ đã phải chạy vạy khắp nơi vay mượn được 100 nghìn tệ. 9/5/1995 trang web thương mại đầu tiên của Trung Quốc mang tên “Trang vàng Trung Quốc” chính thức ra đời. |
Nhà tỷ phú người Trung Quốc này biết đến Internet sau chuyến đi đến quốc gia nào?
Nhờ chuyến đi sang Mỹ, Mã Vân phát hiện ra Internet, khi ông làm xong trang web của Công ty Dịch thuật Hải Bác. |
Năm 1998, Jack Ma từ chức ở Bộ Ngoại thương để về Hàng Châu với lý do gì?
Mã Vân đã hiểu ra rằng điều bản thân cần không phải là công việc thoải mái, hay mức lương cao ngất. Ông muốn lập nghiệp, xây dựng nên một trang web thương mại lớn nhất thế giới. Cuối năm 1998, Mã Vân từ chức ở Bộ Ngoại thương, chuẩn bị trở về Hàng Châu để tiến hành lần lập nghiệp độc lập thứ hai của mình trong lĩnh vực Internet. Ảnh Alibaba. |
Công ty Alibaba - hiện được coi là “đế chế” thương mại điện tử lớn nhất tại Trung Quốc được Jack Ma thành lập năm 1999 tại địa điểm nào ở Hàng Châu?
Vì số vốn có hạn, Mã Vân không thuê nổi văn phòng làm việc, nên đành đặt công ty trong căn nhà rộng 150 m2 ở vườn hoa ven hồ. Đây cũng là nơi ông thành lập công ty Alibaba. Ảnh Alibaba. |
Vì sao Jack Ma lựa chọn cái tên “Alibaba” để đặt tên cho công ty khởi nghiệp?
“Alibaba” được chọn làm tên của công ty vì đây là cái tên dễ nhớ, có cách phát âm trên toàn thế giới đều giống nhau. Mã Vân cho rằng Alibaba là một thanh niên lương thiện chính trực, muốn san sẻ kho báu cho mọi người chứ không muốn độc chiếm làm của riêng. Điều này rất giống với nguyện vọng và mong muốn của Mã Vân khi thành lập công ty, đó là mang lại giá trị và tài sản cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ảnh SCMP. |
Thời điểm thành lập “Taobao” (2003) - trang mạng mua sắm trực tuyến lớn nhất Châu Á, Jack Ma tìm ra hình thức nào biểu hiện độc đáo cho văn hóa công ty?
Thời kỳ đầu các nhân viên Taobao thường luyện tập trồng cây chuối để thư giãn đầu óc, sau đó trở thành văn hóa. Văn hóa này có ý nghĩa khi thế giới trong mắt người đứng bình thường và trong mắt người đang trồng cây chuối hoàn toàn khác nhau. Góc nhìn này giúp Taobao tìm ra được những chiến lược mang tính khác biệt và giành được thắng lợi trong những cuộc cạnh tranh. Bên cạnh đó, văn hóa võ hiệp và văn hóa dùng biệt danh khiến cho công ty này trở thành công ty thú vị trong mắt của công chúng và dư luận, khác biệt hoàn toàn so với những công ty lớn luôn giữ một vẻ nghiêm túc đạo mạo. |
Cuộc sáp nhập hay còn gọi là cuộc “hôn nhân Yahoo - Alibaba” từng làm giới truyền thông tốn không ít giấy mực một thời gian được diễn ra vào năm nào?
Ngày 11/8/2005, Dương Chí Viễn gửi email cho toàn thể nhân viên của Yahoo Trung Quốc: “Sáng hôm nay, chúng tôi tuyên bố trở thành đối tác chiến lược của Alibaba, chính thức trở thành một thành viên trong tập thể thành công này”. Alibaba cũng tuyên bố sáp nhập Yahoo Trung Quốc. Ảnh Getty. |
Alibaba tạo ra ngày hội “Song thập nhất” - ngày lễ mua sắm online là ngày bao nhiêu?
Ngày lễ “11/11” (hay còn gọi là Song thập nhất) năm 2009 chỉ có 27 thương hiệu tham gia nhưng cuối cùng đã đạt mức tiêu thụ lên tới 52 triệu nhân dân tệ, cao hơn nhiều so với mức tiêu thụ thông thường của trung tâm mua sắm online Taobao. Những sản phẩm hot của các thương hiệu tham gia đợt mua sắm này đều cháy hàng. Ảnh Business Insider. |
Jack Ma yêu thích và thường lựa chọn đi đôi giày nào?
Theo lời tài xế của Mã Vân, hiện tại phần lớn thời gian Mã Vân đều đi giày vải, chỉ khi phải tham dự những sự kiện chính thức mới đổi sang giày da, nhưng khi xong việc trở về xe, anh lại lập tức xỏ vào đôi giày vải. Ảnh Alizila. |