Các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận người bệnh bị sốc phản vệ độ III. Đó là bà P.T.T. (73 tuổi, trú tại Bắc Sơn, Uông Bí). Theo người nhà bệnh nhân, bà T. bị khoảng 20 con ong vò vẽ đốt, chủ yếu ở vùng đầu.
Sau đó, người bệnh có cảm giác choáng váng, mệt mỏi, toàn thân nổi mẩn đỏ, ngứa, kèm theo cảm giác khó thở. Gia đình nhanh chóng đưa người bệnh tới Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cấp cứu.
Bà T. nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, mẩn đỏ toàn thân, khó thở, mạch nhanh, nhỏ, không bắt được. Sau khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị sốc phản vệ độ III do ong đốt.
Nếu không may bị ong đốt, người bệnh có thể uống nhiều nước để thải độc tố. Ảnh: Twitter. |
Xác định đây là trường hợp người bệnh rất nặng, ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ tiêm Adrenalin, sử dụng thuốc vận mạch, truyền dịch…
Nhờ phát hiện và điều trị kịp thời, sau một ngày, người bệnh đã ổn định, tỉnh táo, các chỉ số lâm sàng bình thường. Bà T. sẽ được xuất viện sau 1-2 ngày tới.
Cách phòng ngừa khả năng bị ong đốt:
- Tránh tiếp xúc ong nếu không cần thiết.
- Phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người.
- Không kích động hoặc trêu, làm tổn thương chúng, loài vật này sẽ tiết ra chất báo động đàn ong bay tới.
- Khi đi vào rừng, bạn tránh mặc quần áo sáng màu, màu sặc sỡ.
- Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, mỹ phẩm có mùi thơm và ngọt.
- Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động, ong sẽ không nhìn thấy nữa.
- Nếu bị ong tấn công, bạn dùng bất cứ loại bình xịt nào có mùi khó chịu hoặc dùng khói để xua đuổi (không làm nếu nguy cơ cháy rừng).
Xử trí khi bị ong đốt: