Mới đây, Natural News cho hay, gừng có khả năng này bởi chúng có đặc tính chống viêm và chất chống ôxy hóa mạnh mẽ. Đối với bệnh nhân ung thư, gừng cực kỳ tốt.
Để có thể ăn gừng, cách đơn giản nhất là thêm gừng vào các món ăn như súp, món xào, thịt hầm…. hoặc trà gừng. Nếu bạn không thích mùi vị của gừng, bạn có thể bổ sung bằng uống các viên nang có chiết xuất gừng.
Gừng giúp chống viêm, bởi các bệnh nhân ung thư thường phải điều trị chứng viêm mãn tính, một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển các tế bào ung thư.
Gừng còn có các hợp chất chống ôxy hóa giúp chống lại ung thư bằng cách giảm tổn thương mô ôxy hóa và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể để chống lại sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Củ gừng phòng chống ung thư. |
Trong một nghiên cứu của Đại học bang Georgia (Mỹ), các nhà khoa học đã thí nghiệm trên những con chuột và kết quả cho thấy việc uống chiết xuất gừng thường xuyên có thể làm giảm kích thước của khối u tuyến tiền liệt tới 56%.
Có gần 17 nghiên cứu khác trên cả động vật và con người đều cho thấy gừng không chỉ làm thu hẹp lại các khối u mà còn để ngăn ngừa và làm giảm sự di căn của tế bào ung thư đến các bộ phận khác của cơ thể.
Thông tin này nhanh chóng nhận được chia sẻ của rất nhiều bệnh nhân ung thư cũng như là giới bác sĩ. Chị Vũ Thị Tuyết trú tại Sóc Sơn, Hà Nội tâm sự cách đây 3 năm chị Tuyết bị ung thư buồng trứng và phải điều trị hoá chất. Do tác dụng phụ của hoá chất, chị Tuyết bị nôn. Cứ ăn vào là nôn nên chị thường phải ăn kèm với gừng để chống nôn hoặc ngậm mứt gừng.
Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, chị Nguyễn Thị Thuý trú tại Thuỷ Nguyên, Hải Phòng cho hay con chị cũng bị ung thư nguyên bào thần kinh. Cháu truyền hoá chất và bị nôn rất nhiều. Mẹ chị Thuý cũng thường lấy gừng để cho cháu uống nước gừng hoặc ngửi mùi gừng để cháu không còn nôn trớ.
Bác sĩ Đặng Thế Căn, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K Trung ương chia sẻ đây cũng là một thực phẩm tốt nên bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể sử dụng thêm để hỗ trợ một phần nào đó.
Ngoài ra, bác sĩ Căn cho biết các phương pháp chữa ung thư hiện nay được khoa học chứng minh là 4 phương pháp sau: Phẫu thuật, xạ trị, hoá trị và điều trị nhắm trúng đích. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị người bệnh hoàn toàn có thể ăn các thức ăn mình thích và bổ sung các loại vitamin, khoáng chất. Có thể sử dụng thêm các loại trái cây, cây thuốc nam như lá ngải, củ gừng, lá lô hội…
Gừng là vị thuốc quý
Lương Y Vũ Quốc Trung, Phòng chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội cho biết gừng có nhiều tác dụng trong cuộc sống hàng ngày cũng như chữa bệnh. Gừng có tên khoa học là Zingiber Officinale, có tên là khương, dùng với tư cách là một vị thuốc.
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.
Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Theo đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau. Thường dùng gồm: Để sống dùng - sinh khương, phơi khô - can khương, đem lùi - ổi khương...
Lương Y Vũ Quốc Trung cho biết việc sử dụng gừng trong một vị thuốc hay làm gia vị thức ăn đều tốt. Đối với bệnh ung thư, gừng không thể chữa khỏi nhưng nhờ tính chống viêm và giải độc của nó thì với những người đang điều trị bệnh ung thư bằng hoá chất, xạ trị nó sẽ giúp phần nào thải độc, giúp ăn ngon miệng, giảm phong hàn.
Lương y Trung cho biết có nhiều bệnh nhân đã nói rằng họ coi gừng như một thức thuốc quý để họ có thể ăn ngon hơn, chống nôn trong điều trị ung thư vào điều này thực sự tốt.
Củ gừng không có tác dụng phụ hay chống chỉ định với ai nên bất cứ ai cũng có thể ăn được. Ngoài trong chữa trị, với tính năng của mình, mọi người có thể ăn củ gừng bình thường hàng ngày phòng tránh viêm nhiễm, cảm mạo.