Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cú lừa tăng lương cho nhân viên

Mới đây, Royal Mail, công ty chuyển phát nhanh và dịch vụ bưu chính đa quốc gia của Anh, đã phải xin lỗi nhân viên vì trò đùa tăng lương vào ngày Cá tháng Tư.

Các trò đùa độc hại thường tăng cao vào ngày Cá tháng Tư.

Theo một lá thư được gửi cho đội ngũ nhân sự, người quản lý tuyên bố sẽ nâng mức thu nhập của những lao động đang đình công lên 11% và tài xế được sử dụng ôtô riêng để giao hàng.

Thông báo này thậm chí còn được dán tại chi nhánh Gloucester North và lan truyền trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, sau đó sự ăn mừng nhanh chóng biến thành làn sóng tức giận khi các nhân viên nhận ra đó là một cú lừa. Nhiều người quyết định bỏ ngang các nhiệm vụ của mình vì điều này cộng với việc không đạt được thỏa thuận với ông chủ.

“Với phần lớn nhân sự, chỗ làm việc giờ đây đã trở thành môi trường cực kỳ độc hại, nơi những 'trò đùa' khiếm nhã được chấp nhận và cho đó chỉ là trào lưu văn hóa”, đại diện công đoàn nói với The Times.

Trên các diễn đàn, nhân viên của Royal Mail đã kêu gọi sa thải người quản lý đứng đằng sau trò lừa bịp cùng với các bình luận bày tỏ sự phẫn nộ.

"Tôi không thể tin được có người lại làm như vậy. Có nhiều trò đùa kỳ quặc nhưng nó hài hước và không gây hại đến ai. Họ đã đưa ra một lời nói dối kinh khủng với những người đang mắc kẹt trong khủng hoảng tinh thần và vấn đề tiền lương", một người cho hay.

Người phát ngôn của công ty phải lên tiếng đính chính và xin lỗi vào hôm 4/4.

“Chúng tôi rất tiếc vì bất kỳ sự khó chịu nào do trò đùa Cá tháng Tư mang lại. Cá nhân gây ra sự việc cũng đã nhận hình phạt thích đáng và thừa nhận lỗi lầm của mình”.

tro dua ca thang tu anh 1

Cú lừa tăng lương của công ty chuyển phát nhanh tại xứ sở xương mù khiến nhân viên phẫn nộ. Ảnh: Alamy.

Từ lâu, ngày Quốc tế nói dối đã trở thành dịp để không chỉ bạn bè, đồng nghiệp trêu đùa nhau mà các công ty, thương hiệu ở đủ lĩnh vực cũng tìm cách đánh lừa khách hàng và đội ngũ nhân sự.

Đây thậm chí được coi là dịp cạnh tranh giữa các tên tuổi lớn nhằm giành lấy sự chú ý của công chúng.

Những màn chơi khăm thường xuất hiện dưới dạng tin tức giả hoặc dự án, sản phẩm hấp dẫn, ý tưởng nghe có vẻ kỳ quặc, điên rồ rồi sau đó công bố chúng chỉ là cú lừa.

Chẳng hạn, "ông lớn" Google cũng từng tung ra không ít trò đùa đáng nhớ như kế hoạch mở khu định cư dành cho con người trên sao Hỏa, ra mắt loại đồ uống tối ưu hoá việc sử dụng công cụ tìm kiếm của công ty bằng cách tăng trí thông minh của người dùng, truy tìm kho báu trên Google Maps cho đến Google Dịch cho động vật.

Năm 2021, hãng xe Volkswagen của Đức đã giả vờ lộ kế hoạch đổi tên công ty tại Mỹ thành Voltswagen để tập trung phát triển xe điện. Tuy nhiên, sau đó đại diện Volkswagen xác nhận đây chỉ là chiến dịch truyền thông cho mẫu xe điện ID.4. Hãng xe này cũng phải lên tiếng xin lỗi vì khiến nhiều người hiểu lầm.

Các cú lừa trong Cá tháng Tư hầu như chỉ nhằm mục đích là mang lại niềm vui và quảng bá thương hiệu. Thế nhưng, nếu không khéo léo và vượt qua giới hạn hài hước, điều này có thể gây hụt hẫng cho số đông, thậm chí khiến các công ty bị chỉ trích nặng nề.

Chàng trai bỏ việc văn phòng đi viết sách

Từ năm 2014, khi tham gia một nhóm dành cho người nước ngoài sinh sống tại Hà Nội, Lê Kiên Trung (sinh năm 1993, Hà Nội) tìm thấy những mẩu chuyện và các lưu ý du lịch Việt Nam khá thú vị. Đến năm 2016, anh viết cuốn sách đầu tiên của mình mang tên The Hanoi Digest. Khi trình bày ý tưởng với cấp trên và nói rằng muốn được nghỉ việc, Trung bất ngờ nhận được sự ủng hộ. Điều này càng thôi thúc Trung phát triển cẩm nang du lịch cho người nước ngoài hơn, không chỉ là Hà Nội mà còn là TP.HCM, Hội An, Ninh Bình,...

Cách sếp ngầm ép nhân viên nhận việc

Các nhiệm vụ tự nguyện mang tính chất ép buộc không chỉ tạo ra sự khó chịu mà còn có nguy cơ dẫn đến “hiệu ứng quả cầu tuyết” với những hậu quả lớn.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm