Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Cửa hàng gây bão mạng khi tuyên bố: 'Đừng thuê Gen Z làm việc'

Thông báo đóng cửa của một cửa hàng ở nước ngoài, đi kèm với tuyên bố từ nay sẽ không thuê Gen Z làm việc, thu hút sự chú ý trên mạng xã hội.

Thái độ làm việc của nhân sự Gen Z luôn là vấn đề gây tranh cãi. Ảnh minh hoạ: Ketut Subiyanto/Pexels.

Bức hình chụp lại thông báo đóng cửa của một cửa hàng ở nước ngoài, không rõ địa chỉ, được đăng tải trong nhóm While in Australia hôm 21/8 trên mạng xã hội Facebook, theo news.com.au.

Trên thông báo, chủ cửa hàng cho biết nguyên nhân đóng cửa là bởi nhân viên thu ngân Gen Z (sinh năm 1997-2012) nghỉ việc đột ngột, với lý do quản lý không cho phép bạn trai cô có mặt tại đây suốt ca làm.

Sau khi trình bày lý do, chủ cửa hàng cũng tuyên bố không tiếp tục thuê Gen Z. Đơn vị này mong muốn giành vị trí làm việc cho người lao động thuộc thế hệ Baby Boomer (sinh năm 1946-1964).

dung thue Gen Z,  nhan su Gen Z,  Gen Z phot,  Gen Z di lam,  gay bao mang anh 1

Cửa hàng đăng tải thông báo lý do đóng cửa, tuyên bố không tuyển dụng Gen Z. Ảnh: While in Australia.

“Đừng thuê Gen Z làm việc. Họ không biết ý nghĩa thực sự của một công việc” là một phần nội dung của thông báo.

Bài đăng nhanh chóng tạo ra tranh cãi về thái độ làm việc của nhân sự thuộc thế hệ Z. Chỉ trong vài ngày kể từ khi xuất hiện trên mạng xã hội, bài đăng thu hút hơn 371.000 lượt tương tác và 18.200 bình luận. Phần lớn bình luận chỉ trích thái độ làm việc thiếu nghiêm túc, kém chuyên nghiệp của nhân sự trẻ.

“Người trẻ ngày nay không hiểu rằng họ không được phép làm việc riêng trong giờ làm”, một người dùng mạng xã hội để lại bình luận thể hiện sự bất bình.

Thực chất, bức hình chụp bên ngoài cửa hàng này đã xuất hiện lần đầu hồi cuối tháng 4, trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) và sau đó là Reddit. Nhưng dù trên nền tảng nào, tấm hình chụp bên ngoài cửa hàng không rõ tên tuổi này vẫn gây tranh luận mạnh mẽ.

Bên dưới phần bình luận trên Facebook, nhiều người chia sẻ trải nghiệm không tốt với nhân sự Gen Z. Một tài khoản tự xưng là chủ của cửa hàng khác, cho biết họ mới thuê một nhân viên Gen Z. Nhân sự này xin nghỉ vì kiệt sức sau 2 tiếng sắp xếp hàng hoá đơn giản. Một số khác "tố cáo" nhân viên trẻ tương đối lười biếng, sẵn sàng cãi nhau tay đôi với khách.

Song song với đó, không ít ý kiến bênh vực Gen Z trước làn sóng công kích.

Một người dùng khẳng định nhân viên Gen Z chỉ đang làm việc đúng với mức thu nhập của họ. Nhân sự trẻ được trả thù lao tương đối thấp, bị bóc lột trong quá trình làm việc. Đây là điều mà những người lao động thuộc thế hệ Baby Boomer sẽ chấp nhận.

“Tôi có 2 đứa con Gen Z, chúng đều gắn bó lâu dài với công ty. Nhận định của các bạn mang tính ‘vơ đũa cả nắm’. Vấn đề nằm ở cách người trẻ được nuôi dạy”, người khác để lại bình luận.

Theo một số ý kiến, nhân viên thu ngân Gen Z kia có thể cảm thấy thiếu an toàn tại nơi làm việc nên mới đề nghị người chủ cho bạn trai ở lại.

“Chúng ta mới nghe câu chuyện từ một phía, chưa nhìn thấy bức tranh toàn cảnh, khó đưa ra kết luận khách quan”, một người dùng mạng xã hội nói.

Vắng bóng nhân viên trẻ ở Samsung, LG

Các tập đoàn lớn tại Hàn Quốc như Samsung, LG hay SK hynix chứng kiến sự sụt giảm số lượng nhân sự dưới 30 tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ nhân viên ngoài 50 tuổi có xu hướng tăng.

Ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng

‘Nhân tố F’, trong đó F là viết tắt của ‘Fascination’ (Sự cuốn hút) sẽ là yếu tố thu hút nhất trong một buổi tuyến dụng. Theo tác giả Paul Williams của cuốn Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại, những cá nhân nắm giữ vị trí lãnh đạo sau này sẽ cần phải kết nối được với các nhân viên của mình, cổ vũ họ và nắm bắt được trí tưởng tượng trong họ. Nhân tố F được xác định như sau: Liệu người này - trong một khoảng thời gian rất ngắn - có thể khiến tôi hứng thú và cuốn hút tôi hay không?

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm