Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cứu bé 1,5 tháng tuổi mắc ho gà, nhập viện đã ngưng thở

Chủ quan nghĩ con ho thông thường, gia đình tự điều trị tại nhà khiến bệnh nhi 1,5 tháng tuổi phải nhập viện trong tình trạng ngưng thở. Các bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc bệnh ho gà.

Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin mới đây đơn vị đã tiếp nhận bệnh nhi 1,5 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng ho khò khè, ho tím đỏ mặt, phải thở máy.

Sau khi thực hiện xét nghiệm PCR đơn mồi, các bác sĩ xác định bệnh nhi dương tính với ho gà.

Theo lời người nhà: "Thấy con có dấu hiệu ho có đờm, ho đỏ mặt gần 2 tuần nhưng nghĩ con bị viêm phế quản. Gia đình chủ quan cho là con bị ho bình thường, mua thuốc về điều trị, không nghĩ con mắc bệnh ho gà bởi cháu còn nhỏ và chưa tiếp xúc với bên ngoài. Thấy con ho tím tái, gia đình mới cho con đến bệnh viện khám".

tre mac ho ga anh 1

Bệnh nhi 1,5 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng ngưng thở do mắc bệnh ho gà. Ảnh: Đan Tâm.

Thông tin về ca bệnh, TS.BS Đào Hữu Nam, Trưởng khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương, cho biết: "Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, ngưng thở và phải thở máy".

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn, trực khuẩn ho gà gây ra và lây trực tiếp qua đường hô hấp, giọt bắn... Triệu chứng lâm sàng của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và đỏ mặt khi ho, ho cơn. Cơn ho ngày càng nặng và trở thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn, thậm chí nặng hơn là ho tím tái và ngưng thở.

"Đối với biến chứng bệnh ho gà có thể gây nên suy tim, suy hô hấp, tăng áp, nặng hơn là nguy hiểm tính mạng", TS.BS Đào Hữu Nam cho hay.

tre mac ho ga anh 2

Bác sĩ đang tiến hành thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: Đan Tâm.

Cũng theo TS.BS Đào Hữu Nam, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Bệnh nhiệt đới tiếp nhận khoảng hơn 1.000 bệnh nhân mắc ho gà. Mọi lứa tuổi có thể mắc ho gà, nhưng người dễ mắc nhất là chưa được tiêm phòng vaccine, chưa có miễn dịch hoặc có rồi nhưng bị giảm.

Đối với trẻ nhỏ, TS.BS Đào Hữu Nam khuyến cáo khi cha mẹ thấy con có biểu hiện ho, kho khè, sốt thì cần cho trẻ đến các bệnh viện thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Các bậc phụ huynh không nên chủ quan khi thấy con ho sốt mà tự ý điều trị tại nhà tránh những biến chứng cho trẻ.

"Hiện, có 2 phương pháp để dự phòng ho gà. Phương pháp đầu tiên là dự phòng không đặc hiệu như vệ sinh mũi họng, đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những người có tình trạng ho cơn kéo dài. Phương pháp thứ hai là dự phòng đặc hiệu như tiêm vaccine 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai", TS.BS Đào Hữu Nam nói.

Để con được ốm

Cuốn sách Để con được ốm giúp các bậc phụ huynh trang bị kiến thức trong việc chăm sóc trẻ một cách khoa học. Trong sách, tác giả chỉ ra những lầm tưởng của cha mẹ khi chăm sóc con. Đó có thể là những vấn đề phổ biến, trở thành thói quen thường nhật, song thực ra là lầm tưởng tai hại với các hiện tượng sức khỏe của trẻ như: Táo bón, tắm nắng, dùng kháng sinh, chảy mũi xanh…

Những vấn đề bệnh tật cụ thể trẻ thường gặp như ho, sốt, cảm lạnh… được nêu trong sách. Với mỗi bệnh thường gặp đó, sách phân tích nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị khoa học.

Nhiễm độc nhôm vì dùng phèn chua chữa hôi nách

Trước khi nhập viện, người phụ nữ ở Thanh Hóa bị ngứa lòng bàn chân, tay, toàn thân mà không có các nốt ban hay sẩn mề đay. Bệnh nhân đã đi khám nhiều nơi nhưng không đỡ.

https://suckhoedoisong.vn/cuu-be-15-thang-tuoi-mac-ho-ga-nhap-vien-da-ngung-tho-169240801134309926.htm

Đan Tâm / Sức khỏe & Đời sống

Bạn có thể quan tâm