Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguy kịch chỉ vì giẫm phải chiếc gai nhọn

Một tháng trước, người đàn ông bị gai đâm vào chân và tự xử lý tại nhà, không tiêm phòng uốn ván. Khi có biểu hiện cứng hàm, khó nuốt, ông mới nhập viện điều trị.

Các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết gần đây đã điều trị cho gần 10 trường hợp mắc uốn ván nặng. Đặc điểm chung của những bệnh nhân này là chưa tiêm phòng và đều bị các vết thương hở nhưng tự xử lý tại nhà không triệt để, dẫn đến nhiễm vi khuẩn uốn ván. Khi có biểu hiện cứng hàm, bệnh nhân mới nhập viện điều trị.

Điển hình là một bệnh nhân nam, 66 tuổi, ở Hải Dương, nhập viện ngày 27/7. Một tháng trước, bệnh nhân bị gai đâm vào chân và tự xử lý tại nhà, không tiêm phòng uốn ván. Khi có biểu hiện cứng hàm, khó nuốt, bệnh nhân mới nhập viện điều trị. Sau đó, người đàn ông này tiến triển co cứng cơ toàn thân, suy hô hấp, phải đặt ống và thở máy.

benh uon van anh 1

Bệnh nhân ở Hải Dương bị gai đâm vào chân và tự xử lý tại nhà. Ảnh: BVCC.

Một trường hợp khác là nam, 64 tuổi, ở Thái Bình, có bệnh nền tăng huyết áp và suy tim. Khoảng 7 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân bị vết thương ở cẳng tay phải do sinh hoạt. Sau 3 ngày, bệnh nhân bắt đầu cứng hàm, khó nuốt và tiến triển nặng. Khi nhập viện, người bệnh trong tình trạng co cứng toàn thân, cũng phải đặt ống thở máy và bị tụt huyết áp.

Tương tự, bệnh nhân tên H., 65 tuổi, ở Bắc Ninh, nhập viện ngày 27/6, có tiền sử đái tháo đường và tăng huyết áp.

Khoảng 8 ngày trước khi nhập viện, ông H. bị mảnh gỗ đâm vào ngón tay phải và tự xử lý bằng nước và băng keo cá nhân, dẫn đến vết thương mưng mủ.

Bệnh nhân đi khám tại cơ sở y tế trong tình trạng khó há miệng, cứng hàm, sau đó được giới thiệu lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vì nghi mắc uốn ván.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng uốn ván toàn thể rõ rệt. Ngay lập tức, người đàn ông này được các bác sĩ khoa Cấp cứu đặt ống nội khí quản, sử dụng nhiều loại thuốc an thần giảm đau, giãn cơ để kiểm soát cơn co giật.

Sau một tháng điều trị tích cực, bệnh nhân đã dần ổn định, dừng hoàn toàn các loại thuốc an thần, giãn cơ, chấm dứt tình trạng co cứng và co giật cơ. Chức năng thận của bệnh nhân cũng đã trở về bình thường, có thể tự thở, kiểm soát được các vấn đề nhiễm trùng và rối loạn chức năng kèm theo.

Bác sĩ Nguyễn Đức Minh, khoa Cấp Cứu, cho hay người mắc bệnh uốn ván thường có biểu hiện ban đầu là cứng hàm và khó há miệng, sau đó lan xuống các cơ khiến không thể đi lại được.

Trong trường hợp nặng, bệnh có thể dẫn đến co giật cứng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy hô hấp và nhanh chóng không qua khỏi do ngực bị chẹn cứng, gãy xương, đứt cơ.

Thời gian ủ bệnh uốn ván có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Vì vậy, người dân cần chú ý đến việc tiêm phòng uốn ván, đặc biệt khi bị các vết thương hở. Việc tự xử lý vết thương tại nhà có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp nghi ngờ mắc uốn ván, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Để con được ốm

Cuốn sách Để con được ốm giúp các bậc phụ huynh trang bị kiến thức trong việc chăm sóc trẻ một cách khoa học. Trong sách, tác giả chỉ ra những lầm tưởng của cha mẹ khi chăm sóc con. Đó có thể là những vấn đề phổ biến, trở thành thói quen thường nhật, song thực ra là lầm tưởng tai hại với các hiện tượng sức khỏe của trẻ như: Táo bón, tắm nắng, dùng kháng sinh, chảy mũi xanh…

Những vấn đề bệnh tật cụ thể trẻ thường gặp như ho, sốt, cảm lạnh… được nêu trong sách. Với mỗi bệnh thường gặp đó, sách phân tích nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị khoa học.

Từ vết bớt nhỏ trên đầu thành khối ung thư ác tính

Cứ ngỡ chỉ là vết sẹo vùng đầu, sau nhiều năm, người đàn ông bất ngờ khi phát hiện khối sùi trên đầu là ung thư tuyến bã - một bệnh ác tính hiếm gặp.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm