Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cứu nữ sinh 15 tuổi bị rắn tre cắn

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa mới điều trị thành công cho nữ sinh 15 tuổi bị rắn cắn nhờ ứng dụng huyết thanh kháng nọc trong điều trị.

Ngày 1/12, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết vừa điều trị thành công cho một nữ sinh 15 tuổi bị rắn cắn.

Theo đó, bệnh nhi N.T.T.A. (15 tuổi, trú tại huyện Triệu Sơn) bị rắn cắn (gia đình xác nhận là rắn tre), sưng đau vùng gót chân trái. Cháu A. được gia đình chữa vết thương bằng cách đắp lá nhưng không thuyên giảm nên chuyển bệnh nhi xuống Bệnh viện Nhi Thanh Hóa điều trị.

Cháu A. nhập viện trong tình trạng vị trí vùng gót chân trái có vết rắn cắn, sưng nề, bầm tím xung quanh, rối loạn đông máu. Các bác sĩ sơ cứu, bất động, băng ép, vệ sinh, sát khuẩn tại chỗ vết cắn, truyền huyết thanh kháng nọc độc rắn lục tre theo phác đồ của Bộ Y tế. Hiện bệnh nhân vừa ra viện sau 4 ngày điều trị.

huyet thanh khang noc ran anh 1

Ứng dụng huyết thanh kháng nọc điều trị thành công cho cháu A.

Từ năm 2017 đến nay, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa là đơn vị duy nhất trong tỉnh Thanh Hóa cung cấp huyết thanh kháng nọc rắn (gọi đơn giản là thuốc giải độc nọc rắn) nên quá trình điều trị rất thuận lợi giảm thời gian điều tri, chi phí nằm viện cũng như giảm được các biến chứng do độc tố của rắn.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bệnh nhân chưa được biết đến thuốc huyết thanh kháng nọc rắn nên sử dụng các thuốc dân gian không rõ nguồn gốc, dẫn đến khi vào viện tình trạng đã rất nặng với nhiều biến chứng, gây khó khăn cho quá trình điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tốn kém chi phí cũng như nguồn nhân lực.

Các bác sĩ khuyến cáo khi xác định được loại rắn cắn, nạn nhân phải cố gắng giữ bình tĩnh, không được hoảng sợ, cử động chân tay đặc biệt là vùng bị rắn cắn. Vì khi hoạt động sẽ làm cho chất độc đi vào cơ thể, lây nhanh, rất nguy hiểm. Áp dụng biện pháp băng ép bất động với 1 số loại rắn hổ và tránh không băng ép khi rắn lục cắn. Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị rắn cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.

Khi sơ cứu xong cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế có sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn, tránh bỏ lỡ thời gian vàng, có thể đe dọa nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bộ sách “Bí ẩn hướng nội” chứa đựng nhiều thông tin và kiến thức rất hữu ích giúp bạn thấu hiểu chính mình, thoát khỏi vòng luẩn quẩn tự nghi ngờ và đánh đồng bản thân với những định kiến rập khuôn của xã hội. Để từ đó bạn học cách yêu thương và trân trọng con người hướng nội của mình.

Nhiều người cho rằng người hướng nội khá giống nhau. Họ là những người rất kiệm lời, không thích giao tiếp xã hội. Thực tế lại khác, thế giới của người hướng nội rất đa dạng.

Ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ

Số lượng người bị đột quỵ ngày càng trẻ hoá, nhưng đa số đến bệnh viện trễ, bỏ qua giờ vàng điều trị vì chủ quan hoặc nhầm lẫn với bệnh khác.

Chàng trai 25 tuổi đột quỵ vì thói quen đàn ông Việt hay mắc

Đang làm việc, nam thanh niên ở Hà Nội đột ngột liệt nửa người bên phải, rơi vào hôn mê. Anh được những người xung quanh nhanh chóng đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Vì sao rung nhĩ lại làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Rung nhĩ là một trong các rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay. Những bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 5 lần so với những bệnh nhân không có.

https://suckhoedoisong.vn/dung-huyet-thanh-khang-noc-dieu-tri-thanh-cong-nu-sinh-15-tuoi-bi-ran-can-169241201081639117.htm

Ngọc Hưng / Sức Khỏe Đời Sống

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm