Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Viêm âm đạo chữa thế nào?

Viêm âm đạo là vấn đề hay gặp ở phụ nữ, bệnh không khó điều trị nhưng tỷ lệ tái phát hoặc chuyển sang mạn tính rất cao.

Viêm âm đạo hay tái phát hoặc chuyển sang mạn tính.

Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vùng âm đạo, có thể bị viêm cả vùng âm hộ của phụ nữ. Bệnh thường hay mắc ở độ tuổi sinh sản, đã có quan hệ tình dục và chiếm khoảng 60% trong số các bệnh phụ khoa thường gặp.

Một số nguyên nhân gây viêm âm đạo

Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc bệnh viêm phụ khoa trong 5 năm gần đây ở phụ nữ chiếm 65-75,6%, trong đó chủ yếu là bệnh viêm nhiễm âm hộ - âm đạo do vi khuẩn, nấm (chiếm trên 85% trong tổng số các bệnh viêm phụ khoa).

Các tác nhân gây bệnh chủ yếu là nấm Candida, trùng roi, tạp trùng hoặc một số loại virus, vi khuẩn gây các bệnh xã hội khác như xoắn khuẩn lậu, giang mai…

Trong cuộc sống sinh hoạt của người phụ nữ sẽ có rất nhiều điều kiện thuận lợi khiến cho các tác nhân kể trên có cơ hội xâm nhập, phát triển gây ra tình trạng viêm âm đạo như:

  • Suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Có thai, tiểu đường.
  • Dùng thuốc kháng sinh lâu dài hoặc thuốc đặt âm đạo.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc sai cách: thụt rửa âm đạo kéo dài, không chú ý trong kỳ đèn đỏ... cũng là nguyên nhân xảy ra viêm nhiễm.
  • Dùng đồ lót không sạch hoặc quá chật.
  • Dùng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ không đúng cách.
  • Quan hệ tình dục không an toàn dễ gây ra các bệnh về viêm nhiễm âm đạo và các bệnh lây qua đường tình dục.

Các biểu hiện điển hình khi bị viêm âm đạo

  • Khí hư (huyết trắng) ra nhiều, có mùi hôi, có tính chất và màu sắc bất thường (có khi là màu vàng xanh hoặc trắng đục như mủ, có khi lại lợn cợn như bã đậu và bám vào thành âm hộ âm đạo).
  • Ngứa âm hộ, âm đạo ở các mức độ khác nhau kèm theo cảm giác nóng rát.
  • Có mùi hôi ở bộ phận sinh dục, đặc biệt sau khi quan hệ.
  • Người bệnh có thể bị tiểu khó, tiểu buốt, đau khi sinh hoạt tình dục.

Điều trị viêm âm đạo

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên triệu chứng và thăm khám bằng mỏ vịt để kiểm tra bộ phận sinh dục ngoài, âm đạo và cổ tử cung xem có bị viêm và tiết dịch bất thường không.

Ngoài ra, bác sĩ có thể đo độ pH và phết mẫu dịch âm đạo để làm xét nghiệm soi tươi. Trong trường hợp bạn có nguy cơ mắc thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm bệnh lậu, giang mai và HIV...

viem am dao anh 1

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, cần đến các cơ sở y tế đáng tin cậy để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Việc điều trị viêm âm đạo cũng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn thường sẽ điều trị bằng kháng sinh: uống thuốc viên, thuốc bôi hoặc thuốc đặt âm đạo. Nhiễm trùng nấm men thường điều trị bằng thuốc kháng nấm đặt trực tiếp vào âm đạo, đồng thời kết hợp các biện pháp vệ sinh ngoài bộ phận sinh dục, vệ sinh quần lót.
  • Đối với nhiễm trichomonas thường điều trị bằng kháng sinh đơn dòng đường uống, thời gian cần điều trị lâu hơn vì bệnh dai dẳng, hay tái phát. Các bệnh viêm âm đạo do lây truyền qua đường tình dục như trichomonas hay lậu thường phải điều trị đồng thời ở cả bạn tình.

Một số loại thuốc điều trị viêm âm đạo không được sử dụng ở phụ nữ đang mang thai vì những lo ngại về tác dụng phụ của thuốc với sự phát triển của thai nhi. Do đó, không nên tự ý mua về sử dụng mà nên sử dụng theo thuốc kê đơn từ bác sĩ.

Trong trường hợp viêm âm đạo là do các sản phẩm và chất tẩy rửa đang sử dụng thì cần ngừng sử dụng sản phẩm. Trong thời gian điều trị, tốt nhất là không quan hệ tình dục.

Lời khuyên thầy thuốc

Để tránh bị viêm nhiễm âm đạo, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Quan hệ một vợ một chồng.
  • Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ.
  • Luôn giữ vùng kín khô thoáng, giặt giũ đồ lót thường xuyên và đúng cách.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt.
  • Không dùng tùy tiện, lạm dụng thuốc rửa âm đạo.
  • Khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng.
  • Tái khám đúng hẹn để điều trị tình trạng viêm nhiễm âm đạo để ngừa tái phát.
  • Những bệnh nhân có nguy cơ cao như bệnh nhân tiểu đường, người suy giảm miễn dịch cần có quá trình điều trị và kiểm soát bệnh ổn định, giảm nguy cơ nhiễm nấm và vi khuẩn cơ hội.
  • Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, cần nhanh chóng đến các cơ sở đáng tin cậy để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt mỗi người có tình trạng và mức độ bệnh khác nhau, không sử dụng đơn thuốc của người này cho người khác tránh để bệnh kháng thuốc gây khó khăn cho điều trị.

Bộ sách “Bí ẩn hướng nội” chứa đựng nhiều thông tin và kiến thức rất hữu ích giúp bạn thấu hiểu chính mình, thoát khỏi vòng luẩn quẩn tự nghi ngờ và đánh đồng bản thân với những định kiến rập khuôn của xã hội. Để từ đó bạn học cách yêu thương và trân trọng con người hướng nội của mình.

Nhiều người cho rằng người hướng nội khá giống nhau. Họ là những người rất kiệm lời, không thích giao tiếp xã hội. Thực tế lại khác, thế giới của người hướng nội rất đa dạng.

Người suy tim nên ăn gì?

Mặc dù suy tim là bệnh lý mạn tính nặng, việc phối hợp các biện pháp điều trị cùng lối sống lành mạnh, tích cực, lạc quan có thể làm giảm triệu chứng, giúp bệnh nhân tăng chất lượng cuộc sống.

10 lý do nên uống trà xanh mỗi ngày

Trà xanh là một trong những loại trà được ưa chuộng nhất thế giới. Dù uống nóng hay lạnh, trà xanh đều có tác dụng thanh nhiệt và làm dịu.

Một loại vi khuẩn cần tầm soát ở phụ nữ mang thai

Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.

https://suckhoedoisong.vn/viem-am-dao-chua-the-nao-169241128165517117.htm

BS. Phạm Minh Tùng / Sức Khỏe Đời Sống

Bạn có thể quan tâm