Chiều 29/11, HĐXX và đại diện VKS tiếp tục xét hỏi Trần Phương Bình và các đồng phạm xoay quanh thiệt hại hơn 3.608 tỷ cho DAB.
Cựu trung tá công an vay 2.000 lượng vàng
Bị cáo Nguyễn Hồng Ánh, cựu trung tá công an. Ảnh: Lê Quân |
Xin không kê biên nhà
Sau ông Ánh, HĐXX thẩm vấn bị cáo Phạm Văn Phước (nguyên Giám đốc Công ty CP lương thực Nam Định). Ông Phước bị cáo buộc tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, chiếm đoạt của DAB 9,2 tỷ đồng, có trách nhiệm liên đới bồi thường số tiền này. Ông Phước thừa nhận hành vi phạm tội. Tuy nhiên ông xin cơ quan điều tra không kê biên căn nhà của ông.
“Căn nhà 85,2 m2 ở Nam Định được gia đình xây trước năm 2000, là nơi của gia đình. Bị cáo mong HĐXX xem xét không kê biên tài sản này, vì đây là căn nhà được xây dựng trước năm 2000, là nơi ở duy nhất của vợ và 2 con bị cáo", cựu Giám đốc Công ty CP lương thực Nam Định trình bày nguyện vọng.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Lê Quân. |
Về hành vi chi lãi ngoài, HĐXX tiến hành thẩm vấn người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Có mặt tại tòa, ông Trịnh Ngọc Bình (Thủ quỹ ngoại tệ Hội sở DAB) khai làm theo chỉ đạo của Nguyễn Thị Ái Lan (nguyên Trường phòng quản lý tài sản nợ) chi lãi suất ngoài 160 tỷ cho 72 đơn vị kinh doanh khu vực TP.HCM.
Theo đó, Lan chỉ đạo Bình phát tiền cho danh sách chi lãi ngoài do phòng nguồn vốn đưa lên, với lý do khách đông nên nhờ Bình có máy đếm tiền chi lãi giúp. Ông Trịnh Ngọc Bình cho biết mãi sau này ông mới biết việc DAB thu ngoại tệ từ ngân hàng nước ngoài là sai. Trước đó, ông có thắc mắc với Lan nhưng Lan nói không cần phải lo, cứ ký.
Việc này bị cáo Ái Lan khai với cơ quan điều tra là không biết gì về việc chi lãi ngoài của DAB. Cơ quan công tố chỉ ra từ năm 2011-2015, DAB chi lãi ngoài tổng cộng hơn 437,4 tỷ và 650 lượng vàng.
Trần Phương Bình: Sai phạm vì muốn tăng vốn
Sau khi HĐXX kết thúc thẩm, VKS hỏi Trần Phương Bình: “Nguyên nhân nào thực hiện hành vi phạm tội?”, ông Bình trả lời: “Nguyên nhân cơ bản nhất lúc nào bị cáo cũng muốn xây dựng DAB trở thành ngân hàng vững mạnh vì bản thân bị cáo cùng vài cán bộ cũ của DAB viết ra đề án. Lúc nào bị cáo cũng coi DAB là đứa con của mình, toàn tâm toàn ý…”.
Đến đây VKS ngắt lời: “Đó là mong muốn của bị cáo, còn nguyên nhân?”. Ông Bình chậm rãi đáp bắt nguồn tiền từ việc tăng vốn điều lệ không thành công, bị cáo phải mọi cách để DAB tồn tại được trên thị trường tài chính Việt Nam, nên ông thực hiện hành vi thu khống, nhờ vay của cổ phần, sau đó thu khống tất toán nợ.
Để có thể nguồn thu từng bước thực hiện việc khắc phục âm quỹ, Trần Phương Bình hợp tác với Công ty TNHH Tân Vạn Hưng để kinh doanh vàng tài khoản, hy vọng tìm kiếm lợi nhuận để bù đắp phần nào âm quỹ. Tuy nhiên, việc này không những không tạo ra lợi nhuận mà còn thua lỗ.
Đồ họa: Phượng Nguyễn. |