Những năm trở lại đây, bên cạnh việc xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, các trường đại học sử dụng nhiều phương án xét tuyển khác nhau. Việc này không chỉ giúp các trường đa dạng được nguồn sinh viên đầu vào mà còn giúp các thí sinh có thêm nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm ngành học phù hợp với nguyện vọng.
Chủ động trong tuyển sinh
Trong đề án tuyển sinh của các trường đại học năm 2022, đa phần đều có từ 3 phương án trở lên. Với việc đề thi tốt nghiệp THPT không còn mang tính phân hóa sâu, các đại học đã bắt đầu ít lệ thuộc vào kết quả của kỳ thi này.
Hiện, theo thống kê từ đề án tuyển sinh của các trường trên cả nước, có đến khoảng 20 phương án tuyển sinh khác nhau. Ngoài các phương thức tuyển sinh đã trở nên quen thuộc như xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét tuyển thẳng, các trường còn đưa ra nhiều hình thức xét tuyển kết hợp đa dạng.
![]() |
Thí sinh tận dụng nhiều phương án xét tuyển để nâng cao tỷ lệ trúng tuyển. Ảnh: UEF. |
Tự chủ trong tuyển sinh, nhiều trường bắt đầu có sự thay đổi về cách thức sàng lọc đầu vào như xét tuyển dựa vào các bài thi riêng biệt (kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi đánh giá tư duy, kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt) hay xét tuyển học lực kết hợp phỏng vấn, xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc với các môn năng khiếu...
Với nhiều hình thức xét tuyển đa dạng, các trường đại học cũng sẽ có sự phân bố chỉ tiêu khác nhau. Trong đó, nhiều trường đại học giảm mạnh chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT, chuyển sang các hình thức đa dạng và thuận lợi cho các thí sinh.
Ngay cả riêng với hình thức xét tuyển học bạ, mỗi trường lại có những phương án khác nhau. Ngoài một số trường đại học chọn cách xét tuyển học bạ lấy điểm của 5 học kỳ (bốn học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ lớp 12) như trước giờ, nhiều trường đã linh hoạt hơn bằng cách xét tuyển 3 học kỳ nhằm đảm bảo được thí sinh có thể khai thác tối ưu tiềm năng của mình.
Bên cạnh sự chủ động trong việc lựa chọn hình thức xét tuyển, các trường đại học cũng nắm bắt thời gian để tạo điều kiện cho các thí sinh mở rộng cơ hội tìm được ngành học yêu thích.
Hình thức xét tuyển được thực hiện sớm nhất là xét tuyển học bạ. Ngay từ tháng 2, hàng loạt trường đại học đã bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển. Đây là cách một số trường có thể giúp thí sinh giảm bớt áp lực thi cử khi đã nắm trong tay một cơ hội khá rõ ràng để bước chân vào giảng đường.
Thí sinh được hưởng lợi
Khi các trường đại học đưa ra nhiều phương án xét tuyển cũng là lúc các thí sinh có thêm hàng loạt sự lựa chọn đa dạng, phù hợp với nguyện vọng và năng lực của bản thân để bước chân vào cánh cổng đại học.
Linh hoạt, thuận tiện và cho phép thí sinh chủ động trong quá trình thực hiện, phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT đang dần khẳng định sức hút cũng như là lựa chọn hàng đầu của nhiều trường đại học trong các năm qua.
Điển hình, trong phương án tuyển sinh của ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) dự kiến tổ chức 8 đợt xét tuyển học bạ từ ngày 15/2 đến 31/8. Theo đó, trường xét tổng điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp 3 môn học và xét kết quả 3 học kỳ THPT (bao gồm HK1, HK2 năm lớp 11 và HK1 năm lớp 12). Cả 2 phương thức này đều yêu cầu tổng điểm thí sinh phải đạt tối thiểu là 18 điểm.
![]() |
Nhiều thí sinh chọn xét tuyển học bạ sớm để giảm lo lắng về vấn đề thi cử. Ảnh: UEF. |
Xét tuyển học bạ được nhiều thí sinh đánh giá là việc “đi trước” chiếm lợi thế trong cuộc đua vào trường đại học. Phương án này giúp các học sinh giảm được áp lực thi cử mà vẫn chọn được ngành học phù hợp với nguyện vọng.
Nộp xét tuyển tại UEF ngay trong đợt đầu tiên, Hoàng Minh Khang (học sinh lớp 12, THPT Võ Trường Toản) chọn phương thức xét kết quả của 3 học kỳ. Nam sinh này cho biết đã quá trình học cấp 3 có kết quả khá tốt, Khang muốn có thêm một cơ hội để bản thân yên tâm trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.
“Em chọn xét tuyển học bạ ngay đợt một vì hình thức này mang đến kết quả sớm và nó sẽ tạo tâm lý thoải mái khi bước vào phòng thi. Ngoài ra, khi nộp sớm, em cũng có thêm lựa chọn, có thêm thời gian để chuẩn bị cho chặng đường sắp tới”, Khang chia sẻ.
Hiện, ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đợt một từ ngày 15/2-31/3. Các thí sinh có kết quả học tập học kỳ I lớp 12 có thể nộp trước đơn đăng ký, học bạ 3 học kỳ, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời có thể bổ sung sau.
Ngoài việc đến nộp trực tiếp, các thí sinh ở xa muốn nộp hồ sơ vào đợt xét tuyển đầu tiên hoàn toàn có thể gửi hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện. Trong đó, bao gồm: Đơn xét tuyển học bạ (theo mẫu của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM), bản photo công chứng học bạ THPT, bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (thí sinh lớp 12 có thể bổ sung sau khi được cấp) và giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Zing News phối hợp trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) thực hiện tuyến nội dung “Tiếp bước đại học, vững bước tương lai”, nhằm cung cấp cho các sĩ tử hành trang thi cử, tuyển sinh đại học trước thềm vượt vũ môn.
Năm 2022, UEF tiếp tục thu hút thí sinh xét tuyển bằng phương thức xét học bạ THPT và trao nhiều suất học bổng tuyển sinh, tài năng cho tân sinh viên từ 25%, 50% đến 100% học phí. Bên cạnh đó, 17 chuyên ngành được doanh nghiệp tài trợ học bổng 30% toàn khóa học. Trường nổi bật với chương trình đào tạo song ngữ, học thực tế tại doanh nghiệp, trải nghiệm học kỳ quốc tế dành cho sinh viên trúng tuyển qua mọi phương thức. Thí sinh đăng ký tìm hiểu thông tin về trường tại đây.