1. Củ hủ khóm là nguyên liệu thế nào?
Ngoài củ hủ dừa, ẩm thực miền Tây còn có củ hủ khóm (củ hũ khóm, cổ hủ khóm...) không kém phần độc đáo. Đây là phần lõi non nằm trong bụi khóm, phải bỏ hết lớp lá, vỏ xanh bên ngoài mới được củ hủ khóm trắng nõn. Ảnh: Taccaufoods. |
2. Củ hủ khóm có thể chế biến thành món ăn gì?
Củ hủ khóm có thể chế biến thành nhiều món ngon như gỏi củ hủ khóm với cá khô, củ hủ khóm xào tép, xào thịt, dưa chua củ hủ khóm, bánh xèo nhân củ hủ khóm với thịt vịt, củ hủ khóm hầm giò heo... Ảnh: Cakhomientay. |
3. Tiền Giang có đặc sản khóm nào?
Tiền Giang nổi tiếng với đặc sản khóm Tân Phước, sản phẩm của huyện Tân Phước, vùng nguyên liệu khóm lớn nhất tỉnh. Ảnh: Dacsankhomtanphuoctiengiang. |
4. Kẹo khóm Tân Phước được chế biến từ những nguyên liệu nào?
Khóm Tân Phước có thể chế biến thành nhiều món ngon, trong đó có kẹo khóm được nhiều người ưa chuộng, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán. Nguyên liệu chính làm kẹo khóm gồm khóm Tân Phước, đường cát trắng, đậu phộng rang giã nhỏ, mè. Ảnh: Keokhomtanphuoc. |
5. Khóm Cầu Đúc là đặc sản tỉnh nào?
Khóm Cầu Đúc là đặc sản nổi tiếng ở TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, được nhiều người biết đến với vị ngọt thanh, xơ thưa, cùi nhỏ... Nơi đây đã có kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng gắn với vùng trồng khóm trứ danh của địa phương. Ảnh: MinhTanHG1. |
6. Kiên Giang có đặc sản khóm nào?
Cù lao Tắc Cậu nằm giữa hai dòng sông Cái Lớn, Cái Bé ở huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, nổi tiếng với đặc sản khóm Tắc Cậu vị thanh ngọt hấp dẫn. Ảnh: Khomtaccau. |
7. Khóm Tắc Cậu có thể được chế biến thành những sản phẩm nào?
Không chỉ thưởng thức hương vị khóm tươi, người dân địa phương còn chế biến nhiều sản phẩm từ khóm Tắc Cậu như nước ép khóm, nước màu khóm, khóm sấy dẻo, mứt khóm, bánh hoa mai nhân khóm, bánh quai vạc nhân khóm... Ảnh: Delicacy.vn. |