Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Đại diện WHO: Không xuất hiện biến chủng nCoV mới ở Việt Nam

Theo đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, đột biến xuất hiện trong các mẫu bệnh phẩm được tìm thấy ở nước ta vẫn thuộc biến chủng B.1.617.

Đây là lời khẳng định của tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn trực tuyến với Nikkei Asian ngày 3/6. Vị chuyên gia cho biết: “Hiện tại, Việt Nam không xuất hiện biến chủng lai mới, dựa trên định nghĩa của WHO. Biến chủng mới được phát hiện vẫn là biến chủng Delta với các đột biến bổ sung và cần theo dõi thêm”.

Biến chủng Delta mà vị chuyên gia nhắc tới chính là B.1.617 được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ.

Ông Kidong Park cũng nhấn mạnh biến chủng B.1.617 rất nguy hiểm vì nó rất dễ lây lan với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, hiện tại, WHO đánh giá chưa cần thêm cảnh báo về biến chủng này.

Vị chuyên gia này cho rằng rất khó để dự báo khi nào dịch Covid-19 tại Bắc Ninh, Bắc Giang chấm dứt. Theo Nikkei Asia, Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc ngăn sự lây lan của SARS-CoV-2, kể từ khi đại dịch bùng phát. Đại diện WHO nhận định thách thức hiện nay của nước ta là đẩy nhanh quá trình tiêm chủng vaccine trước bối cảnh khan hiếm nguồn cung.

Dot bien gene anh 1

Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam từ năm 2017. Ảnh: WHO.

Nhà nghiên cứu Son Nghiem, Trung tâm Kinh tế Y tế Ứng dụng, Đại học Griffith ở Australia, cũng đồng ý với quan điểm WHO về việc chưa cần thiết phải có cảnh báo mới về đột biến này vào thời điểm hiện tại. Trả lời Nikkei Asia vào tuần trước, nhà nghiên cứu này cho biết: “Theo hiểu biết của tôi, các đợt bùng phát ở Bắc Giang, Bắc Ninh, chủ yếu liên quan biến chủng từ Ấn Độ”.

Trước đó, tối 29/5, theo thông tin từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, qua giải trình gene các mẫu bệnh phẩm Covid-19, các nhà khoa học đã phát hiện đột biến gene trong 4/32 mẫu.

GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết: “Chúng tôi phát hiện có đột biến Y144 trên protein S của virus B.1.617.2 (lần đầu phát hiện tại Ấn Độ). Đột biến này giống đột biến phát hiện trên B.1.1.7 (biến chủng lần đầu phát hiện tại Anh)”.

Theo chuyên gia này, dữ liệu B.1.617.2 trên GISAID hiện tại chưa ghi nhận đột biến này nên vẫn cần theo dõi và nghiên cứu thêm.

Hơn 2 tuần bùng dịch Covid-19 ở TP.HCM: 257 ca mắc, một người tử vong

Từ 18/5 đến 3/6, TP.HCM ghi nhận đợt bùng phát dịch nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Thành phố đã kích hoạt biện pháp chống dịch với quy mô lớn chưa từng có tiền lệ.

Đột biến nCoV mới phát hiện tại Việt Nam có đáng lo ngại?

Theo Giáo sư Đặng Đức Anh, đột biến vừa được phát hiện và vẫn cần theo dõi, nghiên cứu thêm.

Dịch Covid-19

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm