Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại học châu Á thăng hạng trong bảng xếp hạng thế giới

Theo kết quả gần đây nhất từ QS Rankings, nhiều trường ở khu vực châu Á thăng hạng nhanh chóng. Trong khi đó, các trường ở Anh tiếp tục rớt hạng năm thứ tư liên tiếp.

Các trường đại học tại châu Á đang giữ vị trí xếp hạng tốt nhất từ trước đến nay. Theo kết quả của tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds - Anh), 26 trường tại các quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong, Malaysia, Singapore và Đài Loan đều nằm trong top 100.

Trong khi đó, gần ba phần tư cơ sở giáo dục đại học Vương quốc Anh tụt hạng. Đây là thành tích tệ nhất từ trước đến nay của nước Anh. Theo đó, do nhiều yếu tố chi phối như Brexit, việc thắt chặt ngân sách và quá trình mở rộng không kiểm soát tại Anh đã khiến cho kết quả xếp hạng đại học rớt xuống 4 năm liên tiếp.

Đại học Oxford trượt từ vị trí thứ 4 xuống thứ 5, Đại học College London giảm 2 bậc xuống vị trí thứ 10, Đại học Cambridge xếp hạng 7 và Đại học Edinburgh hạng 20. Riêng Đại học Hoàng gia London là trường duy nhất tăng hạng trong top 20, trường này tăng một bậc lên hạng 8.

Đại học Bristol lần đầu tiên trượt khỏi top 50, rơi xuống vị trí thứ 58. Các trường đại học còn lại của Vương quốc Anh trong top 50 bao gồm trường Kinh tế Luân Đôn, đã giảm xuống thứ 49. Trường King’s College London tăng lên hạng 31 và Đại học Manchester ở vị trí thứ 27.

dai hoc chau A thang hang anh 1

Đại học Oxford trượt xuống vị trí thứ 5, giảm một hạng so với ban đầu. Ảnh: The Guardian.

Tài chính của các trường đại học có thể sẽ xấu đi trong năm học này vì họ phải đối mặt với số lượng sinh viên trong nước và quốc tế giảm do đại dịch. Nghiên cứu gần đây của Hội đồng Anh dự đoán rằng 14.000 sinh viên quốc tế sẽ đăng ký ít hơn vào tháng 9, dẫn đến thiệt hại 460 triệu bảng Anh cho các trường đại học.

Ben Sowter, giám đốc tại tổ chức QS, cho biết sự tụt hạng của các trường tại Anh là kết quả của việc nhiều sinh viên từ các nước Bắc Mỹ và châu Âu đã đầu tư giáo dục vào những nơi khác trên thế giới.

Riêng tại Mỹ, vị trí dẫn đầu của 3 trường là Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Stanford và Đại học Harvard vẫn không thay đổi. Thành công của họ đi ngược lại với thành tích chung của Hoa Kỳ, nơi đã chứng kiến ​​thị phần của 100 trường đại học hàng đầu giảm từ 32 xuống còn 27 trong 5 năm.

Tổ chức QS xếp hạng dựa trên nhà tuyển dụng và danh tiếng học thuật, quy mô lớp học, đầu ra nghiên cứu và số lượng nhân viên và sinh viên quốc tế. Đây là một trong những bảng xếp hạng quốc tế được đánh giá cao nhất.

Hai đại học lần thứ ba vào top 1.000 thế giới

Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM được xếp trong nhóm 801-1.000 trên bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới năm 2021 của QS.

Nhã Trân

Bạn có thể quan tâm