Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại học phía Bắc: Lo ngại không đủ thí sinh

Khác với TP HCM, nhiều trường đại học, cao đẳng phía Bắc đang lo ngại không đủ hồ sơ đăng ký xét tuyển và việc thí sinh rút hồ sơ hiện rất ít.

Bà Lê Thị Thu Trang, Phó phòng Đào tạo, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết, trường đã nhận được hơn 2.000 hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) trên tổng số khoảng 2.800 chỉ tiêu. 

Mỗi ngày chỉ có khoảng mươi thí sinh rút hồ sơ vì lý do điểm thấp, hoặc chuyển sang ngành khác trong cùng trường và việc rút hồ sơ của thí sinh được giải quyết nhanh chóng trong mấy phút. Tương tự, tại các trường ĐH Bách khoa, Học viện Ngân hàng, ĐH Xây dựng… cũng rất ít thí sinh rút hồ sơ.

50 đại học công bố điểm chuẩn chính thức

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Vinh... công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng 1. Đến sáng 24/8, 49 trường đã công bố điểm chuẩn chính thức.

Nhận định về việc rút hồ sơ ĐKXT, ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách khoa cho biết, việc rút - nộp hồ sơ ĐKXT sẽ diễn ra cấp tập vào tuần tới do điểm chuẩn tạm thời của các ngành, các trường sẽ tăng theo từng ngày và ngày càng có nhiều thí sinh nộp vào. 

Đặc biệt sau tuần đầu thăm dò, các thí sinh nộp trước, nếu có điểm thấp sẽ bị đẩy xuống phía dưới danh sách. 

Thí sinh sau kỳ thi THPT.

“Tuần tới điểm chuẩn sẽ rõ ràng hơn và thí sinh sẽ phải tự rút - nộp để điều chỉnh sang ngành khác và trường khác. ĐH Bách khoa có 6.000 chỉ tiêu và đã có hơn 6.000 thí sinh nộp hồ sơ”, ông Điền nói.

Bà Đỗ Thị Kim Hảo, Phó giám đốc Học viện Ngân hàng, cho hay, mặc dù tuần qua mới có 2 thí sinh rút hồ sơ nhưng chủ trương của ban lãnh đạo Học viện là tạo điều kiện tối đa cho thí sinh bằng cách chuẩn bị bộ phận chuyên trách việc rút hồ sơ của thí sinh; đánh số thứ tự hồ sơ nộp vào 50 bản một tập để thí sinh rút hồ sơ được nhanh nhất vào lúc cao điểm. Học viện đã nhận được 1.300 hồ sơ trên tổng số 3.600 chỉ tiêu đại học (ĐH) và cao đẳng (CĐ).

Một số trường ĐH ở khu vực phía Bắc lo ngại không đủ thí sinh vì một số chuyên ngành kém “hot” so với thị hiếu của xã hội. Hiện ở những trường này có rất ít thí sinh đến nộp hồ sơ, mặc dù, các ngành này, theo ông Phạm Duy Hòa, Hiệu trưởng ĐH Xây dựng Hà Nội, rất cần thiết cho nền kinh tế.

Lấy ĐH Xây dựng làm một ví dụ, tính đến 17h ngày 6/8/2015 mới có 1.042 thí sinh nộp hồ sơ trên tổng chỉ tiêu khối A là 2.130; khối A1 là 48/670 chỉ tiêu; ngành kiến trúc quy hoạch (Khối V) có 337 thí sinh/500 chỉ tiêu. 

Còn những ngành không “hot” như thủy lợi thủy điện mới có 3 thí sinh nộp hồ sơ trên 75 chỉ tiêu; ngành công trình biển mới có 1 thí sinh /75 chỉ tiêu; ngành cơ giới hóa xây dựng có 4/40; ngành cảng đường thủy có 6/75… 

Tương tự tại ĐH Bách khoa Hà Nội, ngành kỹ thuật vật liệu, kỹ thuật vật liệu kim loại (KT14) có chỉ tiêu là 120 nhưng sau 3 ngày mới có 6 người nộp hồ sơ ĐKXT.

 

“Thí sinh có 4 giấy xét tuyển và có thể rút - nộp hồ sơ tùy thích trong 20 ngày/1 đợt xét tuyển. Nhiều lựa chọn quá cũng là áp lực! Chúng ta đang tạo điều kiện lựa chọn tối đa cho thí sinh và gia đình nhưng có thực sự bớt khó khăn? 

Nhiều gia đình thí sinh phàn nàn về việc căng thẳng trông ngóng xem con em mình có đậu ĐH trong 20 ngày trời. 

Việc đi rút - nộp hồ sơ ĐKXT còn khó khăn hơn là việc khăn gói đi thi thêm 3 ngày như trước kia!”.

                Một cán bộ tuyển sinh tại Hà Nội

 

Thí sinh hối hả nộp, rút hồ sơ xét tuyển

Sau khi nộp hồ sơ, nhiều thí sinh và phụ huynh ở tỉnh xa đã phải thuê nhà trọ, ở nhà người quen… để cập nhật tình hình xét tuyển, rút hồ sơ nộp vào trường khác.

Bạn có thể quan tâm