Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại học Trung Quốc đuổi sinh viên vì quá lười

Một trường đại học ở Trung Quốc gần đây đã đuổi 40 sinh viên vì thường trốn tiết. Đây là điều hiếm khi xảy ra tại đất nước tỷ dân, nơi có tỷ lệ tốt nghiệp đại học lên đến 97,3%.

Học viện Giáo dục Thể chất Hà Bắc (Trung Quốc) đã đuổi 40 sinh viên thường xuyên cúp học vào đầu tháng 6 vừa qua.

Trong một báo cáo của Pear Video ngày 23/10, một trong những sinh viên phàn nàn và nói sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ pháp lý để trở lại trường.

Việc đuổi học vì không đến lớp hiếm khi xảy ra ở quốc gia tỷ dân nơi hàng triệu sinh viên một khi đã nhập học thì gần như chắc chắn sẽ tốt nghiệp.

Dai hoc trung quoc anh 1
Tỷ lệ tốt nghiệp của 187 trường đại học Trung Quốc là 97,3%. Ảnh: Reuters.

Tỉnh Hà Bắc có tỷ lệ tốt nghiệp trung bình gần 99%, theo một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí International Greater Education. Trong khi đó, tỷ lệ tốt nghiệp toàn quốc của 187 trường đại học là 97,3%.

So với Hàn Quốc và Nhật Bản, những nước có hệ thống giáo dục tương tự nhưng tỷ lệ bỏ học gần 10%, sinh viên Trung Quốc rất ít khi bỏ học hoặc bị đuổi học.

Theo các nhà phân tích, những quy định lỏng lẻo đã tạo ra một thế hệ sinh viên lười biếng tại quốc gia tỷ dân.

Bộ trưởng Giáo dục Trung Quốc Chen Baoshen nói tại một hội nghị năm 2018: “Học sinh tốt nghiệp đại học giống như đi dạo trong công viên. Điều đó phải thay đổi. Chúng ta phải làm cho các khóa học trở nên khó khăn hơn, đầy thách thức và động lực hơn”.

Ở Trung Quốc, học sinh là sản phẩm của một hệ thống giáo dục trung học nổi tiếng với cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt, kỳ thi tuyển sinh đại học, được biết đến với tên gọi gaokao, vô cùng mệt mỏi.

So với kỳ thi này, chương trình giảng dạy đại học được xem là “dễ chịu” và “lỏng lẻo”. Vì vậy, sinh viên thường coi quãng thời gian trên giảng đường là kỳ nghỉ, phần thưởng sau khi vượt qua gaokao.

Dai hoc trung quoc anh 2
Sau khi vượt qua gaokao căng thẳng, nhiều sinh viên xem giảng đường đại học là phần thưởng, kỳ nghỉ xả hơi. Ảnh: CNN.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc cố gắng thay đổi điều này, để tạo ra những sinh viên có trình độ cao hơn thay vì tốt nghiệp ồ ạt kém chất lượng.

Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng những nỗ lực như vậy không có gì mới và có khả năng sẽ thất bại một lần nữa nếu các cải cách không bao gồm việc đại tu gaokao.

“Tôi làm trong lĩnh vực giáo dục Trung Quốc hơn 20 năm và thấy cải cách thất bại hết lần này đến lần khác”, Xiong Bingqi, phó giám đốc Viện nghiên cứu Giáo dục thế kỷ 21 ở Bắc Kinh, nói với Inkstone.

Ông Xiong cho rằng vấn đề cốt lõi nằm ở tính không linh hoạt của hệ thống hiện tại. Không giống các quốc gia khác, việc chuyển đổi giữa các trường cao đẳng và thậm chí chuyển đổi chuyên ngành trong một trường đại học là rất khó khăn ở Trung Quốc.

Nếu một sinh viên đại học bị đuổi học, họ không thể nộp đơn vào các trường khác. Biện pháp duy nhất cho họ là quay trở lại trường trung học và dự thi gaokao mệt mỏi một lần nữa.

Đó là lý do vì sao hầu hết trường đại học ở Trung Quốc phải đối mặt với áp lực xã hội lớn để đảm bảo phần lớn sinh viên của họ chắc suất tốt nghiệp.

Từ vụ Sulli đến nghiên cứu giới trẻ Hàn kém hạnh phúc nhất thế giới

Không chỉ những ngôi sao hoạt động trong ngành giải trí, ngày càng nhiều người trẻ Hàn Quốc mắc bệnh trầm cảm vì quá áp lực với học hành, công việc, cuộc sống.



Lê Vy (Theo Inkstone)

Bạn có thể quan tâm