Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Từ vụ Sulli đến nghiên cứu giới trẻ Hàn kém hạnh phúc nhất thế giới

Không chỉ những ngôi sao hoạt động trong ngành giải trí, ngày càng nhiều người trẻ Hàn Quốc mắc bệnh trầm cảm vì quá áp lực với học hành, công việc, cuộc sống.

Cái chết của Sulli, cựu thành viên nhóm f(x), ở tuổi 25 vào ngày 14/10 khiến nhiều người chưa hết bàng hoàng. Trước khi đi đến quyết định cực đoan, ngôi sao Hàn Quốc được cho là đã phải chống chọi với căn bệnh trầm cảm.

Trước đó, nhiều người nổi tiếng khác như nam ca sĩ Kim Jong Hyun, nữ diễn viên Jeon Mi Seon cũng kết thúc cuộc đời vì căn bệnh này.

Tuy nhiên, trầm cảm không chỉ phổ biến trong giới nghệ sĩ mà đang ngày càng gia tăng trong giới trẻ Hàn.

Theo dữ liệu của Dịch vụ Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 15/10, số thanh thiếu niên điều trị trầm cảm đã tăng 65,2%, từ 22.538 ca năm 2016 lên 37.233 ca vào năm 2018.

gioi tre Han Quoc tram cam anh 1
Sulli, cựu thành viên nhóm nhạc f(x), ra đi mãi mãi ở tuổi 25.

Không chỉ trầm cảm, các chứng bệnh tâm thần khác cũng gia tăng trong giới trẻ xứ sở kim chi. Cụ thể, số thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn lo âu tăng từ 14.126 lên 18.220, rối loạn hoảng loạn tăng từ 1.966 lên 2.928.

Số người trẻ tuổi bị mất ngủ, rối loạn ăn uống, ám ảnh cưỡng chế... đều tăng từ năm 2016 đến 2018.

Đại diện Park Kyung-mee của Đảng Dân chủ Hàn Quốc cho rằng giới trẻ nước này đang phải đối mặt với quá nhiều căng thẳng trong học tập, công việc và mối quan hệ xã hội. 

Nhà trường và cha mẹ có thể dành nhiều thời gian lo lắng, tập trung đánh giá trình độ học vấn của học sinh qua các kỳ thi nhưng ít quan tâm đến mức độ hài lòng, hạnh phúc của trẻ khi học.

Các nhà nghiên cứu từ Đại Học Stanford chỉ ra rằng trẻ em tìm thấy động lực để thành công trong chính kỳ vọng của cha mẹ. Các bậc phu huynh Hàn Quốc cùng được xếp hạng cao về mức độ kỳ vọng đối với con cái.

gioi tre Han Quoc tram cam anh 2
Thanh thiếu niên Hàn Quốc mắc bệnh trầm cảm vì đối mặt với nhiều áp lực. Ảnh: Getty.

Áp lực từ hệ thống giáo dục cho đến môi trường làm việc cạnh tranh cùng kỳ vọng từ phụ huynh, gia đình khiến giới trẻ Hàn Quốc "kém hạnh phúc nhất" thế giới, theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2017.

Tự tử là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu của người Hàn trong độ tuổi 10-30. Có khoảng 200 người tự tử mỗi năm ở Hàn Quốc.

Theo bà Park, để nâng cao sức khỏe tinh thần của người trẻ Hàn Quốc, ngoài việc giải quyết các vấn đề áp lực trong cuộc sống, điều quan trọng nhất là phải giúp thanh thiếu niên hiểu biết và có ý thức tiếp nhận điều trị ở giai đoạn đầu.

"Cần phải có nhiều biện pháp khác nhau để giúp giới trẻ dễ dàng tiếp cận với sự giúp đỡ như dịch vụ tư vấn di động và điều trị khi gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần", bà Park nói.

'Không ai lắng nghe tôi' - Sulli và nhiều người đã nói trước khi tự tử

Trước khi tự sát, tất cả đều là thần tượng, ngôi sao âm nhạc tiếng tăm nhưng dường như không hạnh phúc và có tất cả như nhiều người vẫn nghĩ.




Lê Vy (Theo Korea Times)

Bạn có thể quan tâm