Ngày 23 tháng Chạp, theo phong tục của người Việt hàng năm, người dân cả nước chuẩn bị cá chép để phóng sinh, tiễn ông Công ông Táo về trời. Hoạt động này trở thành đề tài chế ảnh của cộng đồng mạng. Ảnh: Én Comics. |
Mặc nỗ lực tuyên truyền, nhiều người dân vẫn vứt cả túi nylon chứa cá chép xuống sông, hồ dẫn đến tình trạng cá chết vì nghẹt thở, nổi trên mặt nước cùng với rác thải. Ảnh: Chấm Comics. |
Cùng với túi nylon, năm nay vẫn tiếp diễn tình trạng người dân đứng trên cầu thả cá xuống sông. Cá chết do áp lực rơi từ trên cao và lực ném quá mạnh. Ảnh: Có gì dui hông?. |
Trước đó, nhiều diễn đàn cảnh báo hành động này sẽ gây hậu quả cá chết khi vừa tiếp nước. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thả cả từ trên cao vì "tiện tay". Ảnh: Vẽ bậy. |
Bên cạnh đó, nhiều người lợi dụng dịp này mang sẵn cần câu, đồ vớt, máy kích điện để canh khi cá vừa được thả xuống sẽ vớt lên bán lại. Tuy được người dân, tình nguyện viên nhắc nhở, nhóm người này vẫn bỏ ngoài tai, tiếp tục chích cá. Ảnh: Phiếu bé ngoan. |
Hành động của nhóm người lợi dụng dịp này để mưu lợi cá nhân khiến dân mạng bức xúc. Trước tình trạng này, một số người đã thuê thuyền ra giữa sông để phóng sinh cá cho yên tâm. Ảnh: Thăng Fly Comics. |
“Không ngờ một truyền thống đẹp đẽ như vậy lại bị một số người làm biến tướng”, “Các cơ quan chức năng nên xử lý”, “Vậy là cá chép bị vớt lại, ông Táo không về trời được”, “Đúng là ‘cá tặc’, phóng sinh cũng không tha”... là những bình luận của dân mạng trước tình trạng bắt cá người dân vừa thả xuống hồ để mang đi bán lại. Ảnh: Vẽ bậy. |
Ngoài ra, nhiều diễn đàn còn chế ảnh những nguyện cầu của người dân gửi gắm cho ông Táo khi về trời. Bên cạnh những mong muốn như thoát kiếp F.A, một năm sung túc, gia đình mạnh khỏe, dân mạng cũng được dịp “cà khịa” bức tượng chuột vàng chào xuân Canh Tý ở thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Có gì dui hông?. |