Nhiều nam thanh niên ở Mỹ loay hoay với cuộc sống. Ảnh minh hoạ: matvalina/Pexels. |
Khi xã hội trở nên bình đẳng hơn, những người phụ nữ trẻ bắt đầu nắm bắt cơ hội trước mắt. Trong khi đó, các nam thanh niên loay hoay với cuộc sống. Thực trạng này ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Mỹ.
Trong những năm gần đây, số lượng phụ nữ từ 25-34 tuổi tham gia vào lực lượng lao động lớn nhất từ trước đến nay. Ngược lại, tỷ lệ nam giới có việc làm không gia tăng suốt một thập kỷ, theo WSJ.
Nhiều nam thanh niên Mỹ vừa không đi học, vừa thất nghiệp. Ảnh minh hoạ: Mikhail Nilov/Pexels. |
Nam thanh niên Mỹ không có việc làm
Theo phân tích dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ, số lượng nam thanh niên có việc làm hoặc đang tìm việc ở Mỹ hiện nay ít hơn số liệu ghi nhận vào năm 2004 là 700.000 người.
Trong khi đó, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở phụ nữ trẻ tăng 6% trong một thập kỷ, lên mức 79%.
Theo Điều tra dân số Mỹ, 20% nam giới trong độ từ từ 25-34 vẫn sống cùng cha mẹ. Tỷ lệ ở phụ nữ chỉ là 12% tính đến năm 2023.
Số lượng nam thanh niên từ 16-29 tuổi không đi học và không tham gia lực lượng lao động nhiều hơn nữ giới 260.000 người. Tỷ lệ này tăng kể từ năm 2019, nhưng giảm nhẹ so với giai đoạn dịch Covid-19.
Theo Kevin M. Roy, nhà nghiên cứu về tính nam tại Đại học Maryland (Mỹ), đàn ông từng được cho là có cuộc sống dễ dàng, nhận nhiều ưu ái, quyền lực hơn. Tuy nhiên, nhận định này dần thay đổi.
Trong khi phụ nữ ngày nay tận dụng được nhiều cơ hội hơn thế hệ của mẹ và bà họ, nam giới lại làm điều ngược lại. Các nhà nghiên cứu cho biết cuộc khủng hoảng mục đích sống diễn ra với nhiều nam thanh niên khi bước vào tuổi trưởng thành.
Kevin M. Roy và các nhà khoa học xã hội chỉ sự thay đổi của vai trò giới tính truyền thống và mô hình gia đình một người kiếm tiền.
Ngoài ra, sự suy giảm trong các ngành công nghiệp sản xuất vốn do nam giới thống trị là một lý do dẫn đến nhiều thay đổi. Số lượng người lao động nữ gia tăng cũng đến từ sự phổ biến của mô hình làm việc từ xa.
Đàn ông gặp khó trong việc chia sẻ cảm xúc, thừa nhận cảm thấy cô đơn. Ảnh minh hoạ: Alex Green/Pexels. |
Nam giới Mỹ ngày càng cô đơn
“Nhiều nam thanh niên cảm thấy không được gia đình, cộng đồng và xã hội cần đến”, Richard Reeves, Chủ tịch Viện nam giới và trẻ em trai Mỹ, cho biết.
Đại dịch tác động đến toàn nhân loại. Tuy nhiên, mức độ tác động của dịch bệnh đối với các nhóm đối tượng là khác nhau. Nam giới phụ thuộc nhiều hơn vào các tương tác trực tiếp để duy trì kết nối xã hội, do đó khó phục hồi sau giai đoạn giãn cách.
“Họ khó chia sẻ về cảm xúc của bản thân. Vì vậy, họ phải chịu đựng nhiều về mặt tâm lý”, Niobe Way, giáo sư tâm lý tại Đại học New York (Mỹ), cho biết.
Mức độ cô đơn ở các nam thanh niên Mỹ tăng cao. Những người đàn ông từ 18-30 tuổi dành thời gian ở một mình nhiều hơn 18% vào năm ngoái so với năm 2019. Con số này cao hơn 22% so với số liệu ghi nhận ở nữ giới cùng tuổi, theo khảo sát về việc sử dụng thời gian của người Mỹ của Pardue.
Gần 2/3 nam giới từ 18-30 tuổi tham gia khảo sát của tổ chức ủng hộ bình đẳng giới Equimundo cho biết rằng không ai hiểu họ. 1/4 không ra khỏi nhà, gặp gỡ người khác trong một tuần qua.
Nhìn chung, dựa trên các báo cáo, nam thanh niên Mỹ ngày càng thụt lùi so với phụ nữ cùng tuổi. Họ không có việc làm, vẫn sống cùng nhà với cha mẹ và thường xuyên cảm thấy cô độc.
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.