Những già làng ở thôn A Sóc nói rằng hang Brai được phát hiện từ lâu. Vào thời chiến tranh ác liệt, người dân và bộ đội từng vào hang để tránh bom đạn của kẻ thù. Hòa bình lập lại cho đến nay, vẻ đẹp của hang Brai chỉ được biết đến qua lời "truyền miệng". |
Lâu lắm, mới có vài du khách "bụi" hoặc dân bản địa tự lần mò vào hang để khám phá. "Hiện chúng tôi chỉ mới vào sâu khoảng 600 m và đi theo một đường mòn. Chứ chưa đi hết các cửa hang" - anh Nguyễn Hữu Bá, trạm Trưởng trạm Kiểm lâm Hướng Lập, cho biết. |
Đường vào hang Brai khá thuận lợi. Chỉ cần ven theo dòng Sêbănghiêng - dòng sông chảy ngược nổi tiếng khoảng 1 km là đến ngọn núi Brai. Leo núi tầm 100 m là đến cửa hang... |
Ở dãy núi này, vẫn còn nhiều cây lớn tỏa bóng. Trước cửa hang Brai, nhiều loại dây leo to bằng cổ tay người lớn thõng từ trên núi xuống rất hoang sơ. |
Cửa vào hang Brai khá rộng, nằm ở vị trí khô ráo, thông thoáng. |
Cách cửa hang chưa đến 200 m, đã xuất hiện những khối thạch nhũ đẹp. |
Khối thạch nhũ chạy dài ở độ cao khoảng 1,5 mét so với nền hang, có nhiều màu sắc. |
Vào khoảng 200 m, nhiều thạch nhũ kéo dài trên trần hang xuống. |
Rất nhiều khối thạch nhũ lớn cách cửa hang khoảng 300 mét. |
Những hình thù kỳ dị, nằm rải rác ở trần hang, nền hang. |
hạch nhũ mang dáng dấp của một bức tranh trên phiến đá cách cửa hang khoảng 350 m. |
Vào sâu, hang Brai càng rộng. Đường đi khá vất vả vì phải bám vào những khối đá trơn trượt. |
Vào 400 m, xuất hiện những con suối nhỏ trên nền thạch nhũ. |
Nước trong veo tí tách chảy ở những khối thạch nhũ đẹp mê hồn. |
Cách cửa hang khoảng 500 m, hang có trần rất rộng. Nhưng đường đi khó khăn hơn. |
Nhiều khách "bụi' đã vào hang thám hiểm. Họ "tiện tay" cưa gãy một số thạch nhũ đẹp đưa ra ngoài. Trạm kiểm lâm Hướng Lập và cán bộ Đồn Biên phòng Cù Bai nói rằng, biết là bị phá hoại, nhưng không xử lý được vì không có thẩm quyền. |