Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đào trứng để hộ tống rùa con về biển ở Côn Đảo

Tỷ lệ sống sót ít ỏi của rùa biển ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) khiến đội cứu hộ phải đem trứng mới đẻ về bảo vệ cho tới khi nở.

xem rua de trung o con dao anh 1

Côn Đảo có thể xem như một "xứ sở rùa" của Việt Nam khi lượng trứng rùa biển sinh ra tại đây chiếm 80% tổng số trên cả nước. Con số 80% có vẻ lớn nhưng tỷ lệ rùa sinh ra, sống sót và trở về biển chỉ là 0,1%. Với tình yêu biển và rùa, tôi đã nộp đơn ứng tuyển làm tình nguyện viên bảo vệ rùa biển năm nay của IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) tại vườn quốc gia Côn Đảo.

xem rua de trung o con dao anh 2

Một đặc tính của loài rùa biển là con cái luôn quay về nơi chúng sinh ra để đẻ trứng. Quãng thời gian này thường cách nhau khoảng 20-30 năm. Nhiều giả thuyết đã được đặt ra để lý giải cho tập tính đặc biệt này nhưng chưa có câu trả lời rõ ràng.

xem rua de trung o con dao anh 3

Con mẹ đẻ trứng vào thời điểm đêm xuống, thủy triều lên. Trước đó, chúng dành thời gian ban ngày "thám thính" để tìm một bãi an toàn. Nếu cảm thấy bất an, rùa mẹ sẽ quay về biển mà không để lại quả trứng nào. Các thống kê cho thấy rùa cái hay đẻ trứng ở những bãi như Bảy Cạnh, Hòn Cau, Hòn Tre hay Tài Lớn.

xem rua de trung o con dao anh 4

Những tình nguyện viên như tôi được chia ra các bãi để hỗ trợ nhân viên kiểm lâm thực hiện công tác bảo tồn, cứu hộ rùa biển khi cần thiết. Nếu muốn chứng kiến quá trình rùa đẻ, bạn nên tới Côn Đảo vào khoảng tháng 4-10 hàng năm. Mùa cao điểm là vào tháng 6-9.

xem rua de trung o con dao anh 5

Với thân hình nặng nề, khoảng 90 kg, rùa mẹ thường bò chậm rãi trên bãi cát và để lại một vệt dài trên đường đi. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết rùa mẹ đã lên bờ và tìm ổ đẻ. Chúng có xu hướng chọn những nơi cao nhằm tránh khả năng nước biển tràn vào gây úng trứng. Khi quan sát, chúng tôi phải tắt đèn, ngồi xa ổ đẻ để rùa mẹ có cảm giác an toàn.

xem rua de trung o con dao anh 6

Khi tìm được bãi đẻ ưng ý, rùa mẹ sẽ mất khoảng 30-40 phút để tạo một hố sâu cỡ 70 cm. Nếu gặp vật cản ở dưới hoặc bị sụt cát, rùa mẹ sẽ tìm một chỗ khác. Trong trường hợp thuận lợi, nó sẽ bắt đầu "thả" những quả trứng đầu tiên vào ổ.

xem rua de trung o con dao anh 7

Lúc này, chúng tôi sẽ cắm cọc tre để đánh dấu vị trí rùa đẻ. Đây là việc cần thiết bởi rùa mẹ thường sẽ xóa dấu vết bãi đẻ. Xong xuôi, chúng trở về biển và không bao giờ quay lại "thăm" con của mình.

xem rua de trung o con dao anh 8

Việc di dời ổ trứng là điều cần thiết để bảo vệ rùa biển vốn đã hiếm hoi. Trứng rùa nếu không được bảo vệ sẽ có khả năng bị loài khác ăn. Ngoài ra, những con rùa mẹ khác có thể bới đúng ổ trứng và làm hỏng chúng. Trứng rùa chịu va đập khá tốt nhưng có thể bị vỡ nếu có vật nhọn đâm trong quá trình bới ổ. Do đó, các tình nguyện viên đều phải đeo găng tay để giảm thiểu mọi rủi ro. Sau khi thu gom, trứng được cho vào rổ và đem về hồ ấp trứng.

xem rua de trung o con dao anh 9

Hồ ấp trứng thực chất là một không gian có diện tích vừa phải, đầy cát tự nhiên, nửa có mái che nửa không. Chúng tôi đào một hố sâu khoảng 50 cm như rùa mẹ làm và thả trứng vào rồi lấp cát lên. Những chiếc cọc được cắm xuống để đánh dấu. Bạn chỉ cần nhìn cọc để xác định thông tin ổ trứng. Trong hình, ổ trứng thứ 100 đẻ vào 5/7 với 99 quả.

xem rua de trung o con dao anh 10

Trứng nở thành rùa con sau 45-60 ngày tùy nhiệt độ. Trời nắng trứng sẽ nở nhanh hơn. Tới khoảng ngày 40, đội bảo tồn rùa biển sẽ dùng một chiếc sọt để úp ổ trứng. Chiếc sọt có tác dụng bảo vệ rùa mới nở không bị các loài khác ăn thịt, đồng thời kiểm soát tỷ lệ nở thành công của ổ trứng.

xem rua de trung o con dao anh 11

Rùa con có xu hướng đợi "anh em" nở hết rồi cùng trồi lên cát một lượt. Sau khi chúng đã lên hết, đội cứu hộ sẽ đếm và thống kê tỷ lệ nở thành công. Con số này thường vào khoảng 85%.

xem rua de trung o con dao anh 12

Mắt rùa con còn yếu nên chúng tôi phải thả rùa biển vào trước lúc mặt trời lên hoặc khi hoàng hôn vừa tắt. Thủy triều lên cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo rùa con không bị cua biển hay chim ăn. Khi thả rùa về biển, chúng tôi được hướng dẫn không dùng tay chạm, bốc trực tiếp bởi lớp dầu trên tay người có khả năng giảm ghi nhớ ban đầu của chúng. Việc cầm quá mạnh cũng dễ dẫn tới việc các bọc trắng dưới bụng, nơi chứa dinh dưỡng chúng sẽ dùng trong những ngày tiếp theo, bị vỡ.

xem rua de trung o con dao anh 13

Rùa được thả ở khoảng cách 2-3 m tính từ mép biển. Đây cũng là đoạn đường và thời gian để chúng ghi nhớ địa điểm sẽ quay lại khi trưởng thành.

xem rua de trung o con dao anh 14

Thống kê chỉ ra khoảng 40-50% tổng số rùa con nở ra có thể sống sót ra tới đại dương sau khi băng qua những bãi biển trống, vùng nước nông ven bờ - nơi có nhiều loài ăn thịt rình rập. Nếu sống sót ra tới đại dương, chúng sẽ dùng những chất dinh dưỡng dự trữ phía dưới bụng để bơi liên tục 2-5 ngày không ăn cho tới khi tìm thấy dòng chảy lớn.

xem rua de trung o con dao anh 15

Rùa con sẽ nương theo dòng chảy để di chuyển, tìm thức ăn. Chúng sẽ không trở về nơi được sinh ra trong khoảng 5-15 năm. Khi đã trưởng thành, chúng tìm về chốn cũ vào mùa sinh sản.

Tour Phú Quốc 7 triệu đồng, khách đặt vẫn đông

So với giai đoạn kích cầu với nhiều ưu đãi, các chặng bay đến những điểm du lịch "hot" như Đà Nẵng, Phú Quốc (Kiên Giang)... đều có nhiều biến động.

Giá tour nội địa tăng cao, khách vẫn đổ xô đi du lịch hè

Xu hướng du lịch nội địa vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt sau dịch Covid-19 dù giá các tour, combo tiếp tục tăng cao.

Vinh Gấu

Bạn có thể quan tâm