Sau khi uống rượu, nhiều người thường thấy buồn ngủ, muốn đi ngủ ngay lập tức nhưng lại không thể ngủ sâu giấc. Ảnh minh họa: Pexels. |
Cồn trong rượu bia ảnh hưởng xấu đến các bộ phận như não, gan, thận, tim, mạch máu, niêm mạc dạ dày và các hệ thống điều tiết và nội tiết tố khác nhau.
Nguyên nhân gây đau đầu
Trong rượu bia có chứa ethanol, khi ethanol đi vào cơ thể thì phản ứng ban đầu khá dễ chịu, vui vẻ. Nhưng khi lượng ethanol tăng dần thì tầm nhìn sẽ mờ đi, phản ứng và nhận thức chậm dần.
Khi nồng độ cồn cao hơn trong máu, có thể dẫn đến tình trạng nấc cụt, chóng mặt, lú lẫn, mất trí nhớ tạm thời, nôn mửa, hôn mê và thậm chí tử vong.
Ethanol là một thành phần chính của rượu và đây cũng chính là hóa chất khiến người uống rượu cảm thấy đau nửa đầu sau khi uống. Hơn nữa, Ethanol trong rượu khiến cho người sử dụng phải đi tiểu nhiều hơn bình thường, khiến cơ thể mất nước nhiều, giảm huyết áp.
Trong rượu có chứa histamin và khi uống rượu, loại hóa chất này cũng chính là nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch có xu hướng tạo ra loại hóa chất này nhiều hơn. Từ đó, thúc đẩy phản ứng viêm trên cơ thể.
Cũng chính lý do này mà sau khi uống rượu, sẽ không thể tập trung, không muốn ăn, gặp phải những vấn đề về trí nhớ, không có hứng thú với những hoạt động thường ngày.
Vì thế, người uống rượu thường thấy khát nước, có thể kèm theo tình trạng chóng mặt, choáng. Bên cạnh đó, rượu cũng là nguyên nhân dẫn đến giãn các mạch máu, trong đó có những mạch máu nuôi não và gây đau đầu.
Những loại hóa chất trong rượu chính là nguyên nhân làm tăng lượng acid trong dạ dày và gây ra tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Nếu uống nhiều trong thời gian dài có thể gây viêm loét dạ dày, thậm chí là chảy máu dạ dày.
Sau khi uống quá nhiều rượu, lượng đường trong máu có thể bị giảm đi rất nhiều và khiến chúng ta mệt mỏi, chân tay run rẩy, tâm trạng bị rối loạn, thất thường,…
Vì vậy, sau khi uống rượu, nhiều người thường thấy buồn ngủ, muốn đi ngủ ngay lập tức nhưng lại không thể ngủ sâu giấc và họ rất dễ bị tỉnh giấc giữa đêm và cảm thấy mệt mỏi, đau nhức đầu khi tỉnh dậy.
Nên ăn trước khi uống rượu hoặc uống rượu trong khi ăn để giảm đâu đầu. Ảnh minh họa: Pexels. |
Cần làm gì trước và sau khi uống rượu để tránh bị đau đầu?
Trước hết, bạn không nên uống nhiều rượu vì rượu sẽ gây hại cho cơ thể nếu lạm dụng, uống rượu quá nhiều. Nếu mắc chứng đau nửa đầu hoặc bị đau đầu khi chỉ uống rất ít rượu thì tốt nhất nên tránh xa loại đồ uống này và tất cả những loại đồ uống có chứa cồn khác.
Cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn những loại đồ uống có cồn, có thể lựa chọn cocktail hoặc một số loại đồ uống khác để không còn cảm thấy đau đầu sau mỗi cuộc vui.
Hoặc có thể uống một cốc nước đầy sau mỗi một ly rượu. Cách này cũng rất hiệu quả vì nó sẽ giúp uống ít rượu hơn.
Nên ăn trước khi uống rượu hoặc uống rượu trong khi ăn. Nếu để bụng đói uống rượu, nguy cơ bị đau đầu sẽ nhiều hơn và sẽ hại cho sức khỏe hơn vì đó là lúc rượu sẽ hấp thụ rất nhanh vào cơ thể.
Khi đang gặp phải những vấn đề căng thẳng, không nên uống rượu vì nó sẽ dễ khiến người uống phải đối mặt với những cơn đau đầu nghiêm trọng.
Nên uống trong giới hạn của mình nếu không uống được rượu thì không nên cố. Uống có chừng mực sẽ giúp cảm thấy thoải mái hơn và tránh những ảnh hưởng về sức khỏe không đáng có.
Sau khi uống rượu để giảm đau đầu và khó chịu cho dạ dày nên chọn món ăn loãng như cháo, súp, canh rau củ,... giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Trong trường hợp những cơn đau quá dữ dội, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê đơn thuốc. Một số loại thuốc giảm đau có thể là lựa chọn trong những trường hợp này.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng, nếu sử dụng không đúng loại thuốc, không đúng liều lượng trong khi bạn đã uống quá nhiều rượu, nó sẽ gây hại cho sức khỏe, làm tổn thương gan và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Niềm vui và nỗi buồn của công việc
Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.