Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Đau hàm kiểu này, chứng tỏ bạn đang mắc quai bị

Khoảng 3 ngày gần đây, tôi có dấu hiệu sưng đau hàm một bên, đau họng, khó nuốt. Xin hỏi đây có phải dấu hiệu của bệnh quai bị không?

Khoảng 3 ngày gần đây, tôi có dấu hiệu sưng đau hàm một bên, đau họng, khó nuốt. Xin hỏi đây có phải dấu hiệu của bệnh quai bị không?

Bác sĩ Nguyễn Trí Thức, khoa Bệnh lây tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây nên, lây trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh hay gây thành dịch ở trẻ em, thanh thiếu niên, ít gặp hơn ở người lớn, dịch thường xảy ra vào mùa đông - xuân.

Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Tuổi nào cũng có thể mắc quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.

Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng một tuần.

Tuyến mang tai có thể sưng một bên hay 2 bên. Trường hợp sưng cả 2 thì bên 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng.

Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài, có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và sung huyết. Người bệnh có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản.

Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt. Đây là những người có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết.

Cách để phòng bệnh quai bị tốt nhất đó chính là tiêm phòng vaccine. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để tạo cho cơ thể có đủ kháng thể đặc hiệu chống lại virus quai bị.

Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?

Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.

Phân biệt thủy đậu và đậu mùa khỉ

Cả 2 căn bệnh này có nhiều triệu chứng giống nhau như sốt, đau đầu, đặc biệt là gây phát ban trên da. Vậy làm thế nào để phân biệt chúng?

Độc giả Hoàng Minh

Bạn có thể quan tâm