Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dấu hiệu bạn cần đi khám phụ khoa

Cảm giác đau, rát kéo dài khi quan hệ tình dục, ngứa, có mùi âm đạo... là những dấu hiệu cảnh báo phụ nữ cần đi khám phụ khoa ngay.

Đau bụng kinh đột ngột, dữ dội và kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa. Ảnh: Shutterstock.

Khám phụ khoa định kỳ là cần thiết đối với các chị em phụ nữ. Bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thường tái đi tái lại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư và vô sinh. Phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ, đặc biệt khi xuất hiện những triệu chứng cảnh báo dưới đây:

- Đau bụng kinh dữ dội và kéo dài:

Theo Webmd, nhiều phụ nữ thực sự khó chịu với kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Đau bụng dưới, đau ngực và đau đầu có thể khiến những ngày đó trở nên dài hơn. Nhưng nếu kỳ kinh ngày càng đau, trong thời gian dài, điều đó có thể chỉ ra bệnh lạc nội mạc tử cung (khi mô thừa tích tụ bên ngoài tử cung và gây chảy máu và sưng tấy) hoặc u xơ tử cung (sự phát triển của các tế bào và mô trong tử cung).

- Ngứa âm đạo: Ngứa âm đạo là biểu hiện chính của bệnh viêm âm đạo. Bên cạnh đó, bệnh còn có những triệu chứng đi kèm như: ra khí hư nhiều, khí hư bất thường (có màu trắng, xanh, vàng, có bọt, có mùi hôi…).

Nguyên nhân gây bệnh thường là nấm, trùng roi, khuẩn lậu, hoặc vi trùng thường. Những phụ nữ đã từng có quan hệ tình dục sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới chưa từng quan hệ.

- Chảy máu âm đạo:

Phụ nữ thường bị ra máu trong vài tháng đầu sau khi bắt đầu một số biện pháp tránh thai và có kinh nguyệt nhiều hơn khi gần đến thời kỳ mãn kinh. Nhưng nếu bị chảy máu âm đạo bất ngờ - ví dụ, sau khi mãn kinh - bạn nên đi khám bác sĩ phụ khoa để tìm hiểu lý do.

- U cục và mụn nước:

Nếu sờ thấy cục u ở âm đạo hoặc một mụn nước ở hoặc xung quanh môi âm hộ (là phần da gấp quanh âm đạo), bạn nên liên hệ với bác sĩ phụ khoa. Cục u có thể là sợi lông mọc ngược, nhưng cũng cảnh báo dấu hiệu mụn cóc sinh dục, vết sưng nhỏ do bệnh tình dục gây ra. Mụn nước nhỏ nhưng đau, biến mất sau vài tuần nhưng tái phát có thể là tổn thương đi kèm với bệnh herpes sinh dục.

- Mùi âm đạo:

Bạn có nhận thấy mùi hôi từ âm đạo của mình đặc biệt khó chịu không? Hoặc mùi bình thường từ khu vực đó đã thay đổi theo cách không quá khó chịu nhưng kéo dài trong nhiều ngày? Điều này có thể do sự phát triển của vi khuẩn hoặc nhiễm trùng âm đạo cần dùng thuốc theo toa để chữa khỏi.

- Khó chịu khi quan hệ tình dục:

Những dấu hiệu như đau, rát khi quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh khô âm đạo hoặc viêm nhiễm trong âm đạo hay bất kì bệnh phụ khoa nào khác.

- Tiểu không tự chủ:

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể bị tiểu không tự chủ (vô tình bị rò rỉ nước tiểu hoặc phân), nhưng tình trạng này phổ biến hơn ở độ tuổi 50-60 và sau khi mãn kinh. Ngoài ra, tình trạng này có thể xảy ra sau khi sinh con, đặc biệt là nếu em bé có cân nặng lớn hoặc bác sĩ cần sử dụng kẹp hoặc máy hút.

Bệnh của thời thức ăn tiện lợi

Qua 400 trang sách, bác sĩ Robert H.Lustig đã chỉ ra nguy cơ các bệnh con người có thể mắc phải trong bối cảnh thực ăn nhanh, đồ đóng hộp lên ngôi. Trong đó, Lustig nhấn mạnh rằng, thực phẩm tiện lợi được sản xuất hàng loạt chính là sát thủ âm thầm. Cuốn sách Bệnh của thời thức ăn tiện lợi giải thích nguyên nhân gây ra tất cả bệnh mạn tính, cách thực phẩm tiện lợi đã tác động đến chúng dẫn đến tổn hại cho sức khỏe, nền kinh tế và môi trường, từ đó đề xuất giải pháp để chữa lành cho con người.

Cứ đỏ mắt là nhỏ thuốc, người đàn ông 35 tuổi không ngờ hậu quả

Mỗi khi mắt bị đỏ, người đàn ông thường ra hiệu thuốc mua thuốc nhỏ về tự dùng. Anh đến bệnh viện trong tình trạng thị lực giảm, xuất hiện mộng mắt.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm