![]() |
Ở bên cạnh con toàn bộ thời gian: Nhiều bậc phụ huynh không muốn để con rời khỏi tầm mắt mình. Họ cảm thấy cần phải ở bên cạnh trẻ mọi lúc để chắc chắn rằng mọi thứ đều ổn, con không gặp chuyện gì đó bất trắc. Điều này có thể khiến trẻ lo lắng, không tự tin khi phải rời xa vòng tay cha mẹ. Ảnh: Romper. |
![]() |
Không tin tưởng thế giới bên ngoài: Theo tạp chí Moms, phụ huynh bảo bọc con quá mức thường nhìn nhận thế giới bên ngoài chỉ đầy rẫy hiểm nguy, bất lợi đối với trẻ. Vì vậy, họ hạn chế con tiếp xúc với thế giới bên ngoài càng nhiều càng tốt. Điều này vô tình khiến trẻ có cái nhìn tiêu cực, sợ hãi thế giới bên ngoài, gặp khó khăn trong giao tiếp. Ảnh: Crosswalk. |
![]() |
Bị ám ảnh về sự an toàn: Chấp nhận rủi ro và thất bại là điều cần có cho trẻ để thu thập kinh nghiệm, trưởng thành hơn. Nhưng nhiều cha mẹ lại ám ảnh về sự an toàn, không muốn con mạo hiểm. Tuy nhiên, khi quá chú trọng vào sự an toàn của trẻ, phụ huynh thường hạn chế những hoạt động con với bạn bè xung quanh. Điều này khiến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi và cô lập. Ảnh: Goodtoknow. |
![]() |
Điều khiển người khác: Cha mẹ "trực thăng" thường phàn nàn, đấu tranh với giáo viên về những hành động họ nghĩ gây ảnh hưởng đến con. Chẳng hạn, khi con tham gia đá bóng, chơi thể thao ở trường, cha mẹ sẽ yêu cầu giáo viên phải làm điều này điều kia để có lợi cho con. Hành động tưởng chừng vì lợi ích của con này lại khiến các bé không thể tự giải quyết vấn đề và chấp nhận sự bất công trong cuộc sống sau này. Ảnh: Mindprintlearning. |
![]() |
Không để con làm việc nhà: Cha mẹ "trực thăng" thường giúp con làm hết mọi việc trong nhà từ nấu ăn, dọn dẹp và giặt giũ. Họ nghĩ rằng con còn quá nhỏ (kể cả khi con 15 tuổi), hoặc trẻ đã quá mệt mỏi với một ngày học dài ở trường. Hầu hết trẻ sẽ vui vẻ khi không phải làm việc. Tuy nhiên, trẻ sẽ không học được tinh thần trách nhiệm và cách tự lập trong tương lai. Ảnh: Mesyyetlovely. |
![]() |
Làm bài tập về nhà thay con: Hỗ trợ con giải quyết bài tập về nhà là cần thiết, nhưng trực tiếp giúp con làm lại có thể gây hại cho trẻ. Khả năng tự học, tư duy của trẻ sẽ bị suy giảm. Khi đó, trẻ không tìm được động lực để hoàn thành bài ở trường nếu không được giúp đỡ. Ảnh: Brainchecker. |
![]() |
Khen con quá nhiều: Các bậc cha mẹ "trực thăng" tin rằng con mình nên được sống với những lời khen, cổ vũ. Tuy vậy khen ngợi quá nhiều cũng khiến con sợ thất bại. Khi quá phụ thuộc vào sự cổ vũ của người khác, trẻ sợ rủi ro, mạo hiểm. Trẻ sợ rằng không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao hoàn hảo, do đó, chúng không dám thử làm bất cứ thứ gì. Ảnh: Beenke. |
7 nguyên tắc giúp nuôi dạy đứa trẻ hạnh phúc
Trẻ hạnh phúc, vui vẻ sẽ luôn nhìn mọi thứ bằng sự tích cực, lạc quan và dễ dàng vượt qua khó khăn hơn.
8 điều cha mẹ có thể làm để tăng tự tin cho trẻ
Trẻ tự tin sẽ rất thoải mái, không bị nản lòng khi đối mặt với khó khăn và có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề dễ dàng hơn.
7 dấu hiệu cảnh báo trẻ bị căng thẳng quá mức
Đột nhiên gắt gỏng, mệt mỏi, thay đổi hành vi, khó tập trung và không hoàn thành bài tập ở trường có thể là dấu hiệu căng thẳng, lo âu ở trẻ nhỏ.