Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dấu hiệu đầu tiên của đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 thường gặp ở người lớn hay bệnh tiểu đường của người lớn tuổi. Tuy nhiên, ngày nay bệnh ngày càng trẻ hóa, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh, chủ yếu do thừa cân béo phì, lười tập thể dục...

Nhanh có cảm giác đói và mệt mỏi, khát nước liên tục... có thể là biểu hiện của bệnh đái tháo đường.

Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2 có thể rất nhẹ mà người bệnh không nhận thấy rõ. Người bệnh thường ít để ý đến các triệu chứng, chỉ khi đường huyết tăng cao, những triệu chứng rõ ràng hơn bệnh nhân mới nhận ra. Điều này có thể dẫn đến những tổn thương khác cho nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, thận, mắt,…

Dưới đây là dấu hiệu đầu tiên của đái tháo đường type 2

- Tiểu nhiều

Người bệnh đái tháo đường type 2 có biểu hiện đầu tiên là đi tiểu thường xuyên còn được gọi là đa niệu. Thông thường, cơ thể có thể tái hấp thu glucose khi chúng đi qua thận. Nhưng khi lượng đường trong máu quá cao, thận phải cố gắng loại bỏ đường dư thừa trong máu bằng cách lọc nó ra khỏi máu, dẫn đến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu hơn bình thường. Khi đi tiểu nhiều sẽ khiến chúng ta rất nhanh bị khát nước. Uống nước nhiều hơn cũng làm đi tiểu nhiều hơn.

- Khát nước liên tục

Người bệnh đái tháo đường type 2 thường xuyên khát nước. Đây là một triệu chứng ban đầu phổ biến xảy ra ngay cả khi bạn không vận động. Ngoài việc khát do đi tiểu thường xuyên thì nó có liên quan đến lượng đường trong máu cao nên gây ra cảm giác khát.

Đi tiểu đường xuyên là cần thiết để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, nhưng nó khiến cơ thể cần một lượng nước lớn để bù vào. Tình trạng này kéo dài càng lâu có thể gây ra mất nước nghiêm trọng.

- Nhanh có cảm giác đói và mệt mỏi

Hệ tiêu hóa phân hủy thức ăn thành đường glucose đơn giản để tế bào sử dụng làm năng lượng. Tế bào cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể không sản xuất đủ, hoàn toàn ngừng sản xuất insulin hoặc xuất hiện tình trạng tế bào đề kháng insulin, tế bào sẽ không có đủ năng lượng để hoạt động. Điều này dẫn đến cơ thể mệt mỏi và luôn phát tín hiệu đói.

Việc không có đủ năng lượng khiến thường cảm thấy đói cồn cào, thèm ăn và ăn nhiều hơn. Bạn có thể bị tăng cân, nhưng đôi khi, bạn cũng có thể bị giảm cân không rõ lý do.

- Tê hoặc ngứa ran bàn tay hoặc bàn chân

Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến lưu thông máu và gây tổn thương dây thần kinh. Những người bị bệnh đái tháo đường type 2 thường cảm thấy tê hoặc ngứa ran như kiến bò ở bàn tay, bàn chân, ngón tay hoặc ngón chân. Tình trạng này thường không xuất hiện ngay từ đầu mà phát triển từ từ đến nhiều năm sau mới có dấu hiệu.

Tuy nhiên, với nhiều người thì đây có thể là dấu hiệu đầu tiên để phát hiện bệnh đái tháo đường do các dấu hiệu khác dễ bị bỏ qua. Tình trạng này có thể xấu đi theo thời gian trở thành đau, sưng, là dấu hiệu tổn thương thần kinh nặng.

- Vết thương chậm lành

Những người bị đái tháo đường có thể bị nhiễm trùng nướu răng, nhiễm trùng da, nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm trùng âm đạo. Nguyên do lượng đường tồn tại lâu trong máu có thể làm hỏng các dây thần kinh và mạch máu, làm suy giảm lưu thông máu, do đó cũng hạn chế các chất dinh dưỡng và oxy cần thiết di chuyển đến vết thương.

Lượng đường trong máu cao cũng có thể khiến hệ thống miễn dịch suy yếu. Do đó, ngay cả những vết cắt hoặc vết thương nhỏ cũng có thể mất vài tuần hoặc vài tháng mới lành hẳn.

Lượng đường dư thừa trong máu và nước tiểu tạo điều kiện cho nấm men phát triển, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nhiễm trùng nấm thường xảy ra ở các vùng da ẩm ướt, chẳng hạn như miệng, vùng sinh dục và nách. Biểu hiện thường gặp là ngứa, một số người có thể bị đỏ, sưng và đau.

Tóm lại: Bệnh đái tháo đường không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát bằng cách duy trì cân nặng hợp lý, có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết. Quan trọng nhất là cần phát hiện sớm.

Nếu phát hiện nghi ngờ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng do đái tháo đường.

Cuốn sách Bệnh của thời thức ăn tiện lợi giải thích nguyên nhân gây ra tất cả bệnh mạn tính, cách thực phẩm tiện lợi đã tác động đến chúng dẫn đến tổn hại cho sức khỏe, nền kinh tế và môi trường, từ đó đề xuất giải pháp để chữa lành cho con người.

Vì sao đàn ông thường cao hơn phụ nữ?

Nam giới thường cao hơn nữ giới không chỉ do gen di truyền mà còn vì hormone, thời gian dậy thì và tiến hóa. Khoa học lý giải điều này như thế nào?

Món nướng khiến bé gái nhiễm cùng lúc 4 loại giun, sán

Bé gái 4 tuổi ở Lai Châu được gia đình đưa đi Hà Nội khám với vùng bụng sưng phù nề. Bác sĩ Bệnh viện Đặng Văn Ngữ bất ngờ khi phát hiện trẻ cùng lúc nhiễm đến 4 loại giun, sán nguy hiểm.

Không kiểm soát mỡ máu, điều gì xảy ra?

Mỡ máu cao là yếu tố nguy cơ âm thầm nhưng phổ biến, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời bằng lối sống lành mạnh.

Bạn có thể quan tâm