Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh tay chân miệng 

Tôi nghe nói bệnh tay chân miệng đang vào mùa và nhiều trẻ nhỏ mắc nên rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn giúp làm sao để phát hiện sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ?

Tôi nghe nói bệnh tay chân miệng đang vào mùa và nhiều trẻ nhỏ mắc nên rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn giúp làm sao để phát hiện sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ?

BS Hồ Thị Hồng, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đồng Nai

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra (thường gặp là Coxsackie virus A6, A10, A16 và Enterovirus 71), lây từ người sang người chủ yếu theo đường tiêu hóa, dễ gây thành dịch.

Bệnh tay chân miệng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối.

Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn, bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, cụ thể như sau:

- Giai đoạn khởi phát:

Kéo dài từ 1 đến 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

- Giai đoạn toàn phát:

Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt); phỏng nước ở lòng bàn tay, khuỷu tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, cùi trỏ; sốt nhẹ; ăn, bú kém.

- Giai đoạn lui bệnh:

Thường 3-5 ngày sau giai đoạn toàn phát, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Nắm rõ các dấu hiệu nhận biết trên giúp gia đình phát hiện sớm trẻ mắc bệnh và đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên để kịp thời điều trị.

Sách hay về sức khỏe con người

Giáo sư ngành miễn dịch học tại Đại học Manchester (Anh) Daniel M. Davis đã cung cấp góc nhìn khoa học về hệ miễn dịch trong cuốn sách Hệ miễn dịch: Khám phá cơ chế tự phòng, chữa bệnh của cơ thể người.

Để giúp bạn đọc dễ hiểu về hệ miễn dịch, tác giả lấy ví dụ về phản ứng của cơ thể với vết cắt hay nhiễm trùng. Khi đó, bên dưới da đã “diễn ra điều kỳ diệu”, các tế bào di chuyển đến để chống lại mầm bệnh, cũng như sửa chữa tổn thương và đối phó với các mảnh mô bị hư tổn. Những diễn tiến âm thầm này rất cần thiết cho sự sống còn của cơ thể.

WHO cảnh báo 6 mối nguy hiểm vào mùa mưa

Mùa mưa có thể tiềm ẩn nhiều mối lo sức khỏe như bệnh truyền nhiễm, điện giật hay đuối nước...

Độc giả Tiểu Mi

Bạn có thể quan tâm