Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dạy trẻ đi chân trần trên thủy tinh để vượt nỗi sợ thi cử

Cơ quan chức năng Ấn Độ vừa điều tra một trung tâm huấn luyện tư nhân yêu cầu học sinh bước chân trần trên thủy tinh để vượt qua nỗi sợ hãi thi cử.

Mới đây, khoảng 70 học sinh 12 tuổi tham gia lớp học rèn luyện tâm lý bằng để chân trần bước đi trên mảnh vụn thủy tinh, nhằm vượt qua nỗi ám ảnh thi cử tại một trung tâm huấn luyện tư nhân ở thành phố Vadodara, bang Gujarat, Ấn Độ.

Các em học sinh bước chân trần trên mảnh vỡ thủy tinh để rèn tính tự tin. Ảnh: ABP LIVE.

Trong đoạn video được chiếu trên một kênh truyền hình, học sinh bước chậm trên đoạn đường dài một mét đầy mảnh vỡ thủy tinh. Không ai trong số họ bị thương, Tribune cho hay.

Theo Bhupendrasinh Chudasama, người đứng đầu ngành giáo dục bang Gujarat, cơ quan chức năng đã nhanh chóng điều tra thực hư vụ việc. Ông coi đây là một sự cố giáo dục.

Tuy nhiên, Rakesh Patel, người điều hành trung tâm huấn luyện ở Vadodara, phản bác rằng, bài tập trên hoàn toàn có cơ sở khoa học. 

"Nó giúp học sinh loại bỏ nỗi sợ hãi và hoài nghi trong tâm trí. Bài tập này hỗ trợ các em thoát khỏi những vấn đề tâm lý trong giai đoạn chuẩn bị thi", ông nói.

Nhiều bậc cha mẹ cũng tham gia buổi huấn luyện. Hitesh Panchal, một phụ huynh, cho biết, ban đầu, ông cảm thấy kinh hoàng trước ý tưởng táo bạo của trung tâm.

"Nhưng một khi chấp nhận mạo hiểm và trải nghiệm, bạn sẽ thấy tự tin hơn. Sau khi con trai tôi thực hiện bài tập, hai cô bé khác cũng can đảm bước trên những mảnh thủy tinh", ông tâm sự.

Năm 2010, một trường tư thục ở bang Gujarat cũng bị chỉ trích vì yêu cầu học sinh bước trên than nóng và mảnh thủy tinh để tăng tự tin.

Đi bộ trên lửa là nghi thức tôn giáo tồn tại ở nhiều nền văn hóa trong hàng nghìn năm. Nó cũng phổ biến tại các nước phương Tây như một hoạt động nhằm tăng tình đoàn kết, tinh thần hợp tác và khắc phục vấn đề tâm lý.

Dạy trẻ đi trên thủy tinh để chứng minh lòng dũng cảm?

Cuốn sách dạy học sinh tiểu học đi trên thủy tinh hiện gây tranh cãi trong dư luận. Sau đó, một trung tâm đã hiện thực hóa bài học trong sách, cho học sinh đi trên thủy tinh.

 

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm