Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dễ đổ bệnh vì nắng nóng ở TP.HCM

Nền nhiệt độ ngoài trời ở TP.HCM có thời điểm tăng vọt lên 53°C, chuyên gia y tế cảnh báo người dân về nguy cơ mất nước, sốc nhiệt trước thời tiết cực đoan.

Người dân TP.HCM dễ đổ bệnh hơn khi bước vào tháng nóng. Ảnh minh họa: Phương Lâm.

Theo ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn Nam bộ và Tây nguyên, con số 53°C là nhiệt độ bề mặt (đo tại bê tông, nhựa đường dưới nắng trực tiếp), không phải là nhiệt độ không khí hay nhiệt độ cảm nhận.

Đây là số liệu kỹ thuật phục vụ các đơn vị chuyên ngành như điện lực, y tế, giao thông... trong điều kiện nắng nóng cực đoan. Nhiệt độ cảm nhận phản ánh mức nóng thực tế cơ thể cảm nhận, được tính từ các yếu tố như nhiệt độ không khí, độ ẩm, gió... và thường thấp hơn nhiều so với nhiệt độ bề mặt.

Di chuyển ngoài trời vào thời điểm nhiệt độ bắt đầu tăng vào giữa buổi sáng, chị Thu Thuỷ (29 tuổi, ngụ TP.HCM) cho biết khi đi ngoài đường khoảng 30 phút đã cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, cảm giác như say nắng. Người chị Thuỷ có cảm giác lâng lâng như say rượu, phải nghỉ ngơi hơn một tiếng và bổ sung nước mới dần khoẻ lại.

Trao đổi với Tri Thức - Znews, bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), cho biết sự thay đổi thời tiết cực đoan, đặc biệt là nhiệt độ tăng cao đột ngột, có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể.

"Khi nhiệt độ lên cao, cơ thể dễ bị mất nước và điện giải do tăng tiết mồ hôi. Đối với những người chưa kịp thích nghi với sự thay đổi này, dễ mắc bệnh", bác sĩ Vũ nói.

Mặc dù nhiệt độ dự báo 53°C là nhiệt độ đo được trên bề mặt hấp thụ nhiệt như nhựa đường, còn nhiệt độ thực tế trong bóng râm có thể thấp hơn, tuy nhiên, mức nhiệt cao vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Theo bác sĩ Vũ, sự thay đổi nhiệt độ bất thường có thể khiến cơ thể không kịp thích ứng, dẫn đến các phản ứng tiêu cực. Nó có thể làm trầm trọng thêm các bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, hoặc gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Đặc biệt, đối với những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời như công nhân xây dựng, người giao hàng hoặc người lao động tự do, nguy cơ gặp các tình huống sức khỏe nghiêm trọng càng tăng cao. Những người có bệnh nền dễ bị đột quỵ, nếu sốc nhiệt.

"Nắng nóng là điều kiện thuận lợi để các bệnh nền bộc phát. Đối với người có tiền sử cao huyết áp, nhiệt độ cao có thể làm huyết áp tăng đột ngột. Tương tự, nhịp tim cũng có thể tăng nhanh, vượt quá khả năng chịu đựng của cơ thể, dẫn đến đột quỵ", bác sĩ Vũ phân tích.

Trước thời tiết cực đoan, bác sĩ Vũ cho rằng điều quan trọng là phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Thêm nữa, người lao động ngoài trời cần được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động phù hợp như quần áo chống nắng, mũ nón để giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

"Việc này giúp cơ thể có thời gian điều chỉnh và vượt qua được tình trạng nắng nóng", bác sĩ Vũ nói thêm.

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ Vũ khuyến cáo những người làm việc ngoài trời nên tận dụng tối đa các khoảng nghỉ để tìm bóng mát, uống đủ nước và tránh làm việc liên tục dưới trời nắng gắt. Bên cạnh đó, người dân nên trang bị đầy đủ các biện pháp phòng tránh để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do nhiệt độ cao gây ra.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Chủ kênh 'Yuki đồ bộ' bị nghi dùng bằng giả quảng cáo dịch vụ làm đẹp

Sở Y tế TP.HCM phát hiện chủ kênh Tiktok "Yuki" có dấu hiệu sử dụng bằng tốt nghiệp giả để quảng cáo dịch vụ làm đẹp trái phép trên mạng xã hội.

Bộ phận của lợn không nên ăn quá một lần mỗi tuần

Gan lợn có những có tác dụng nhất định với sức khỏe nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc, tăng nặng bệnh gout nếu ăn quá nhiều.

Nhồi máu cơ tim ở tuổi 35

Nhồi máu cơ tim cấp từng được coi là bệnh lý chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, căn bệnh nguy hiểm này dần có xu hướng trẻ hóa.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm