Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Để gia đình thực hiện đúng nhiệm vụ là yêu thương

Được bồi đắp từ yêu thương và mang đến yêu thương, song gia đình chỉ phát huy đúng nhiệm vụ khi cộng đồng nhìn nhận đúng, không biến những mái nhà khuyết mảnh thành “lệch chuẩn”.

Những nỗ lực tạo ra xã hội bình đẳng cho mọi hình thái gia đình khởi phát từ hàng thế kỷ trước. Tuy hành trình này còn nhiều thử thách, những tín hiệu tích cực từ nhận thức của cộng đồng mở ra hy vọng cho các gia đình.

Ai cũng có quyền hạnh phúc

Ngày vừa tròn 4 tuổi, Ngọc Hoa (Lâm Đồng) được mẹ dắt tay vào lớp mầm. Chiều hôm ấy, cô gái nhỏ tíu tít với mẹ về biết bao điều kỳ thú ở lớp, nào là cô giáo hát hay và múa giỏi, nào là lần đầu gặp nhiều bạn đến thế. Duy một chi tiết khiến chị Ngọc - mẹ Hoa - mất vài giây khựng lại khi con gái thắc mắc về một bạn đi chân gỗ, nhấc từng bước khập khiễng vào lớp: “Sao bạn có đôi chân kỳ quá vậy mẹ?”.

Safety for all,  Safety4All anh 1

Ít ai dạy về sự chưa hoàn hảo đôi khi là điều bình thường. Ảnh: Shutterstock.

Ở vùng xa của những tỉnh như Lâm Đồng, hình ảnh trẻ khiếm khuyết đến trường không nhiều và buổi học về người khuyết tật cũng hiếm. Ít ai dạy về sự chưa hoàn hảo đôi khi là điều bình thường. Chính vì vậy, để diễn giải cho con hiểu, chị Ngọc phải nghĩ ngợi hồi lâu. Chị chọn cách ôn tồn thay vì trả lời qua loa, rằng: “Dù khiếm khuyết đôi chân, nhưng bạn cũng như con, được ba mẹ yêu thương đồng hành đến trường, được cô giáo chào đón mỗi buổi sớm đến lớp và có bạn bè yêu quý kề bên”.

Lần khác, chị Ngọc lại bối rối nghe câu hỏi của con sau khi đến chơi nhà hàng xóm: “Mẹ ơi, sao chị Xuân không có bố, chỉ ở với bà ngoại?”. Trong nền văn hóa Á Đông, bất kỳ sự khiếm khuyết nào của một gia đình đều gợi sự tò mò: Mái nhà có người khuyết tật, sinh con “một bề” hay bố/mẹ đơn thân, đồng tính... Đó đôi khi là những tò mò thoáng qua hoặc thương cảm cất lời không đúng lúc.

Safety for all,  Safety4All anh 2

Xã hội hiện đại ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong bình đẳng.

Thế nhưng, ở xã hội hiện đại, quan niệm từng bị “đóng khung” về gia đình lý tưởng phải có cha, mẹ khác giới và con cái “đủ nếp, đủ tẻ” dần thay đổi. Ngày một nhiều người như chị Ngọc kiên nhẫn giải thích cho con rằng gia đình chỉ cần tình yêu thương. Mỗi người sinh ra với hoàn cảnh, tính cách, cơ thể, giới tính khác nhau, song tất cả xứng đáng hạnh phúc và cảm thấy an toàn khi ở bên gia đình mình.

Chính những mái nhà song tính, dị tính, đồng tính, đơn thân… làm nên bức tranh cuộc sống đa sắc, như tuyên ngôn rằng hạnh phúc không bị ảnh hưởng bởi hình thái gia đình. Họ là mảnh ghép không thể thiếu của xã hội, quan trọng không kém những gia đình vẹn tròn theo quan niệm xưa cũ.

Mang an toàn đến các gia đình

Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (World Happiness Report - WHR) 2022 công bố ngày 18/3 - 2 ngày trước Quốc tế Hạnh phúc - Việt Nam tăng 2 bậc so với những năm trước. “Hạnh phúc” được đánh giá dựa trên các chỉ số như tuổi thọ, sức khỏe, thu nhập bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội trong thời kỳ khó khăn, mức độ tham nhũng, lòng tin xã hội, độ rộng lượng của cộng đồng và người dân được tự do đưa ra các quyết định quan trọng trong cuộc sống.

Việt Nam tiến lên 2 bậc đồng nghĩa xã hội ngày càng mở lòng đón nhận những mảnh ghép đa sắc. Những tín hiệu khả quan về bình đẳng giúp các gia đình thêm cảm giác an toàn. Thế nhưng để thay đổi suy nghĩ ăn sâu vào tiềm thức và giúp mọi người hiểu rằng gốc rễ của gia đình từ tình yêu thương mà không phải bất kỳ yếu tố nào khác, thì nỗ lực không chỉ dừng ở ngày một ngày hai.

Trên hành trình ấy, nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp tận dụng lợi thế để góp thêm tiếng nói bảo vệ, trân trọng và lan tỏa thông điệp về một xã hội an toàn, bình đẳng cho tất cả gia đình. Trong đó, Lifebuoy với sứ mệnh "Safety for all - An toàn cho tất cả" tin rằng gia đình nào cũng đáng được trân trọng và an toàn với sự lựa chọn của mình. Gia đình, cũng giống như sự an toàn, được sinh ra từ tình yêu, không phải định kiến.

Safety for all,  Safety4All anh 5

Chiến dịch "Safety4All" tác động toàn diện đến cộng cũng như trong chính gia đình chịu tác động bởi định kiến.

Chiến dịch tạo khác biệt khi tác động toàn diện từ cộng đồng đến chính các gia đình bị cho là không vẹn tròn. "Safety4All" bắt đầu với phim ngắn Đợi đến lúc an toàn 2 kể về những trường hợp điển hình bị xã hội dòm ngó - gia đình khuyết tật, đồng tính, mẹ đơn thân. Họ trải qua nhiều lo lắng, trăn trở trước sự dèm pha của xã hội, để rồi sau đó dùng chính tình yêu thương đùm bọc, tự tin cùng nhau hạnh phúc. Mỗi chúng ta, ai cũng có ít nhất một gia đình của riêng mình - dù là dị tính hay đồng tính, đơn thân hay có đôi - thì khi tình yêu thương và sự an toàn còn, gia đình vẫn sẽ luôn tồn tại ở đó.

Phim ngắn Đợi đến lúc an toàn 2 khiến không ít người xem phải suy ngẫm, cảm thông, trong đó có các gương mặt nổi tiếng như Đông Nhi - Ông Cao Thắng, Phạm Quỳnh Anh, Bùi Công Nam, Võ Hoàng Yến, Diệp Chi, Trang Hạ cùng nhiều người có sức ảnh hưởng khác.

Không dừng lại ở đó, nhãn hàng Lifebuoy sẽ có những hoạt động thiết thực trong tháng Gia đình Việt Nam để mang đến sự an toàn cho những gia đình “được sinh ra từ tình yêu” này, hợp tác Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi TP.HCM; tổ chức Hội quán Các bà mẹ; bắt tay Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh Tế và Môi trường iSEE, trung tâm iCS tăng quyền của cộng đồng LGBTI+ vì tự hào và bình đẳng.

Mỗi chiến dịch, mỗi hành động nhỏ đề cao sự bình đẳng, tình yêu thương sẽ thêm sức mạnh củng cố chiếc áo giáp bảo vệ gia đình khuyết mảnh tự tin bước ra thế giới, đối mặt thử thách và cảm thấy an toàn. Những định kiến cũng theo đó vơi dần, góp phần vào thế giới tốt đẹp hơn ở tương lai.

Safety for all,  Safety4All anh 9

Nhãn hàng Lifebuoy mong rằng tất cả gia đình ngoài kia, dù ở đâu, luôn được an toàn trong chính gia đình của mình - nơi tình yêu thương ngự trị.

Gia đình, cũng giống như sự an toàn, được sinh ra từ tình yêu, không phải định kiến.

Giang Di Linh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm