Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá toàn bộ chương trình giáo dục 2018

Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam vừa có văn bản gửi bộ trưởng Bộ GD&ĐT kiến nghị một số giải pháp.

Giờ học ngoại ngữ của học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Mồ Dề, Mù Cang Chải, Yên Bái. Ảnh: Tiền Phong.

Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam vừa có văn bản gửi bộ trưởng Bộ GD&ĐT kiến nghị giải pháp đảm bảo tính đồng bộ giữa nội dung, triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học từ năm 2025.

Trong văn bản, hiệp hội đánh giá sau 5 năm thực hiện, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đạt được một số thành tựu như: Đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, có tính kế thừa và phát triển; quy mô, chất lượng đội ngũ nhà giáo cơ bản đáp ứng yêu cầu; học sinh có những biến chuyển tích cực trong học tập, tự tin, năng động, sáng tạo hơn trong quá trình học tập.

Việc đổi mới phương pháp giáo dục đã được thực hiện ở tất cả cơ sở giáo dục, việc đánh giá học sinh cũng chuyển dần từ đánh giá theo nội dung kiến thức sang đánh giá theo phẩm chất, năng lực của người học và hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được quan tâm đầu tư; cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục đã có sự chuyển biến tích cực, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu.

Tuy nhiên, theo hiệp hội, bên cạnh những ưu điểm nổi bật, vẫn còn tồn tại khá nhiều những hạn chế. Cụ thể, về chương trình và tổ chức thực hiện, so với shương trình giáo dục phổ thông 2006, chương trình mới có những nét khác biệt như số môn học nhiều hơn, trong đó có một số môn học mới. Nội dung các môn học nâng cao hơn, khối lượng nhiều hơn. Một số môn học mới chủ yếu học “chay”, ít được thực hành, thực tập.

Sau 5 năm triển khai chương trình, phát hiện thấy có biểu hiện học sinh gặp quá tải trong học tập (khối lượng và độ khó). Vẫn còn một số môn học có sự trùng lặp các kiến thức tạo ra năng lực trong các cấp học, đặc biệt là THCS và THPT, điển hình là môn Lịch sử. Tệ nạn dạy thêm, học thêm phát triển tràn lan.

Hiệp hội đề nghị Bộ GD&ĐT cần khẩn trương đánh giá toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở 3 cấp học, đặc biệt là ở bậc THPT.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Gần 14.000 học sinh đầu tiên tranh suất vào đại học năm 2025

Chiều 18/1, gần 14.000 học sinh THPT bước vào kỳ thi đánh giá tư duy đợt đầu tiên, tìm cơ hội xét tuyển vào đại học năm 2025.

https://tienphong.vn/de-nghi-bo-gddt-danh-gia-toan-bo-chuong-trinh-giao-duc-2018-post1710800.tpo

Nghiêm Huê / Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm