Về số tiền hơn 1.085 tỷ đồng mà Như đã chiếm đoạt của 5 đơn vị gồm công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông, công ty cổ phần chứng khoán SaigonBank Berjara (SBBS), công ty bảo hiểm Toàn Cầu, công ty Hưng Yên và công ty An Lộc. VKSND nhận định tài khoản của 5 đơn vị này tại Vietinbank là hợp pháp, đúng quy trình.
Việc để Như chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ của các công ty nói trên không phải lỗi của họ mà lỗi từ sự buông lỏng quản lý của Vietinbank, tạo điều kiện cho Huyền Như lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tiền trong tài khoản hợp pháp của 5 công ty trên.
Từ đó, VKSND Tối cao cho rằng Vietinbank chính là bị hại của Huyền Như, còn 5 công ty chỉ là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Vietinbank phải có trách nhiệm trả lại 1.085 tỷ đồng mà Huyền Như đã chiếm đoạt của 5 khách hàng hợp pháp nói trên.
Huyền Như bị đề nghị khởi tố tội tham ô. |
Hành vi này của Huyền Như có dấu hiệu phạm tội Tham ô tài sản. Do đó VKS đề nghị HĐXX hủy một phần bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại về tội Tham ô tài sản với Như và những người liên quan đến hành vi chiếm đoạt tiền của 5 công ty này.
Đồng thời VKS cũng kiến nghị khởi tố 2 Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh TP.HCM là ông Trương Minh Hoàng và bà Nguyễn Thị Minh Hương về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Về kháng cáo của 2 ngân hàng Navibank và ACB, VKS nêu quan điểm hành động ủy thác cho nhân viên mang tiền của ngân hàng đi gửi vào ngân hàng khác là vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước, vi phạm pháp luật.
Do đó, VKS đề nghị HĐXX bác kháng cáo của 2 ngân hàng này, giữ nguyên bản án sơ thẩm đã tuyên, buộc Huyền Như phải có trách nhiệm bồi thường cho ACB và Navibank.
Về kháng cáo của Huyền Như và mẹ là bà Nguyễn Thị Lang yêu cầu trả lại căn nhà 43 tỷ, VKS đề nghị HĐXX tuyên bác vì không có căn cứ xem xét.