Năm 1984 được xem là thời điểm Trung Quốc có nhiều cải cách trong giáo dục. Hội đồng ra đề thi đại học năm đó đã thử đưa vào bài thi môn Toán những câu hỏi có tính phân loại thí sinh mạnh mẽ.
KKnews dẫn ý kiến của nhiều chuyên gia đánh giá trong số đề thi của những năm được xem là đánh đố thí sinh như 1984, 1999 và 2003, đề thi năm 1984 khó nhất.
Ông Zhang Jingzhong, học giả của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đồng thời là giảng viên Toán nổi tiếng, nhận xét đề thi năm đó có số lượng câu hỏi khó đến mức “gây sốc”, không phù hợp thí sinh.
Nhiều giáo viên cũng cho rằng đề thi là bước “cải lùi”, vượt quá sức hiểu biết của sĩ tử dự thi đại học thông thường.
Đề thi đại học môn Toán năm 1984 được xem là đánh đố thí sinh quá mức và "khó nhất trong lịch sử Trung Quốc". Ảnh minh họa: Sixthtone. |
Đề thi môn Toán năm 1984 được thiết kế với điểm tối đa 150, trong đó có 12 câu trắc nghiệm (60 điểm), 4 câu điền vào ô trống (20 điểm), 5 câu hỏi bắt buộc (60 điểm) và 3 câu hỏi tự chọn (chọn 1 trong 3), mỗi câu 10 điểm.
Các câu hỏi khó nằm rải rác từ phần trắc nghiệm đến điền vào ô trống và câu hỏi bắt buộc. Như vậy, nếu trả lời đúng, sinh viên có thể đạt đối đa 120 điểm, không kể phần tự chọn.
Sohu thống kê điểm trung bình toàn quốc môn Toán năm đó của Trung Quốc là 26. Thành phố Bắc Kinh chỉ có 17 điểm và An Huy là địa phương cao nhất với 28 điểm. Con số này thấp hơn rất nhiều so với điểm tối đa (150 điểm).
Khảo sát 750 bài thi của An Huy - tỉnh có chất lượng giáo dục tốt nhất Trung Quốc - cho thấy 9,8% thí sinh đạt dưới 20 điểm, 39,7% em đạt dưới 30 điểm, 60,5% sĩ tử dưới 40 điểm và 81,5% người dưới 50 điểm.
Cụ thể những câu hỏi được đánh giá “khó nhất lịch sử thi đại học Trung Quốc” như sau:
Câu 1 (dành cho nhóm ngành Khoa học, Công nghệ, Nông nghiệp và Y học): Mỗi câu hỏi có 4 đáp án được ký hiệu A, B, C, D. Lựa chọn một đáp án đúng:
(1) Cho tập hợp X={2n+1} π, với n là số nguyên. Và tập Y = {4k ±1} π, với k là số nguyên. Mối quan hệ của X và Y là:
A. X ⊂ Y
B. Y ⊂ X
C. X = Y
D. X ≠ Y
(2) Nếu đường tròn x2 + y2 + Gx + Ey + F = 0, trục x tiếp tuyến tại gốc tọa độ thì:
A. F = 0, G ≠ 0, E ≠ 0
B. E = 0, F = 0, G ≠ 0
C. G = 0, F = 0, E ≠ 0
D. G = 0, E = 0, F ≠ 0
(3) Nếu n là số nguyên dương, vậy giá trị của 1/8[1-(-1)^n]((n^2) – 1) là:
A. Bằng 0
B. Số chẵn
C. Là số nguyên dương nhưng không bắt buộc là số chẵn
D. Không phải số nguyên
(4) Arccos(-x) > arccosx khi thỏa mãn điều kiện:
A. x ∈ (0,1] B. x ∈ (-1,0)
C. x ∈ [0,1]
D. x ∈ [0,π/2)
Câu 2: Giả thiết H(x) = {0, khi x<0; 1, khi x>0}, hãy:
(1) Vẽ ảnh của hàm số y = H(x-1).
(2) Vẽ đồ thị của phương trình tọa độ đỉnh của (p-2)(δ – (π/4)) = 0 (với p>0).
Câu 3. Cho biết 3 mặt phẳng cắt nhau có 3 đường thẳng giao nhau. Chứng minh rằng 3 đường thẳng này cắt nhau tại 1 điểm hoặc song song với nhau
Câu 4. Giả thiết c, d, x là các số thực, c # 0, x là ẩn số. Trong trường hợp nào thì phương trình log=1 có đáp đáp án. Giải phương trình đã tìm ra
Câu 5.
(1) Cho p # 0, phương trình bậc 2 một biến với các hệ số thực: z = 0 có 2 số ảo z1, z2. Giả sử rằng các điểm tương ứng của z1, z2 trong mặt phẳng phức là Z1 và Z2. Tìm chiều dài của trục elip với Z1, Z2 là tiêu điểm và đi qua gốc tọa độ.
(2) Tìm phương trình quỹ đạo đỉnh trái của elip đi qua điểm cố định M (1,2), lấy trục y làm đường chuẩn và độ lệch tâm là 1/2.
Câu 6. Trong tam giác ABC, cạnh đối diện với các góc A, B, C lần lượt là a, b, c; trong đó c = 10. M là điểm chuyển động trên đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Tìm giá trị cực đại và cực tiểu của tổng bình phương các khoảng cách từ điểm P đến các đỉnh của tam giác ABC.
Câu hỏi số 1 thuộc phần trắc nghiệm kỹ năng cơ bản. Tuy nhiên, trong số 750 bài thi ngẫu nhiên của thí sinh đến từ An Huy, có tới 196 điểm 0, chiếm 26,1%. Ở câu hỏi 2, trong số 150 bài thi, 2 người đạt điểm tuyệt tối, 10 người bị điểm liệt (0 điểm), chiếm 6,7%.